Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Authentic Store kinh doanh mỹ phẩm không đủ điều kiện lưu hành?

31/10/2018 09:20

Kinhte&Xahoi Vì lợi nhuận, chủ cửa hàng Authentic Store đã bất chấp luật định, sức khoẻ của người tiêu dùng để kinh doanh những mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc bằng việc “núp bóng” dưới tên… mỹ phẩm xách tay.

Mập mờ nguồn gốc, bày bán công khai

Theo phản ánh của bạn đọc, chuỗi cửa hàng Authentic Store (Hà Nội) có dấu hiệu kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, trốn thuế, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đủ điều kiện lưu hành ngoài thị trường. Đáng nói, dù chuỗi cửa hàng Authentic Store đã hoạt động kinh doanh trong thời gian dài nhưng chưa bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý.

Cửa hàng mỹ phẩm xách tay Authentic Store bất chấp luật định kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trong vai khách hàng, PV đã tìm đến cơ sở mỹ phẩm xách tay Authentic Store chi nhánh 70 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Theo quan sát của PV, tại cửa hàng mỹ phẩm Authentic Store có bày bán đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm mỹ phẩm khác nhau như son, kem nền, kem chống nắng… được bày trí trong tủ kính sang trọng, giá cả sản phẩm mỹ phẩm cũng khá “mềm” chỉ từ một trăm ngàn cho đến vài trăm ngàn trên một sản phẩm.

Dù khác nhau về chủng loại, công dụng… nhưng điểm chung duy nhất ở những loại mỹ phẩm này đều là những sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc như nhân viên tại đây tư vấn.

Khi biết PV có nhu cầu tìm mua sản phẩm kem chống nắng, nhân viên Authentic Store nhanh chóng dẫn PV đến gian kệ bày bán sản phẩm, đưa PV một sản phẩm kem chống nắng rồi thao thao bất tuyệt về công dụng đem lại như thể được “lập trình” sẵn.

Cửa hàng mỹ phẩm Authentic Store bày bán đa dạng nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm khác nhau như son, kem nền, kem chống nắng...

Cầm trên tay sản phẩm kem chống nắng tại Authentic Store, PV quan sát thấy, ngoài những dòng chữ nước ngoài phía ngoài vỏ hộp thì không có bất kỳ thông tin nào để đảm bảo sản phẩm là hàng chính hãng, đúng quy định, đủ điều kiện lưu thông trên thị trường (như tem phụ đề tiếng việt, cơ quan công bố sản phẩm, đơn vị nhập khẩu) như luật định.

Theo tìm hiểu của PV, chuỗi cửa hàng mỹ phẩm xách tay Authentic Store thuộc Công ty Tường Minh được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp phép ngày 22/04/2016. Đáng nói, dù hoạt động, kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu, trốn thuế, không rõ nguồn gốc, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhưng chưa bị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý.

Một góc kệ sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu.

Đánh cược với rủi ro

Một người chuyên "săn" hàng xách tay cho biết: “Mua hàng xách tay là con dao 2 lưỡi với tất cả mọi người, dù là người có kinh nghiệm hay không bởi có rất nhiều mánh trong nghề mà người mua không thể đề phòng. Khi xảy ra sự việc, người mua phải chấp nhận không thể đòi lại quyền lợi nếu xảy ra rủi ro. Thậm chí, chính những người kinh doanh cũng có thể là “nạn nhân” khi họ không thể thẩm định uy tín người phân phối sản phẩm cho mình".

Theo quy định tại Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP: Những hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với mức giá trị hàng hóa từ dưới 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng sẽ bị xử phạt hành chính bằng các biện pháp: Cảnh cáo, phạt tiền và các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vận tải đối với trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Sản phẩm không có phụ đề tiếng Việt để cho người tiêu dùng biết về thành phần, công dụng.

Việc cơ sở mỹ phẩm xách tay Authentic Store đã và đang có dấu hiệu “đánh đố” khách hàng khiến dư luận đặt ra câu hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của từng loại mỹ phẩm đang bày bán tại cửa hàng liệu có đảm bảo an toàn hay không? Cơ sở mỹ phẩm này đã bị cơ quan chức năng xử lý chưa?

Hàng xách tay là hàng trốn thuế

Hàng xách tay là mặt hàng có nguồn gốc nước ngoài được đưa về Việt Nam từ các nguồn như những người đi du lịch mua tại các cửa hàng; du học sinh tại các nước; tiếp viên hàng không đem từ các siêu thị, công ty hoặc nhập trực tiếp với số lượng lớn đem về...

Vì không phải chịu thuế nên giá cả của hàng xách tay cũng “mềm” hơn so với hàng chính hãng trong nước. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn như mua phải hàng giả, hàng nhái, thậm chí là hàng Trung Quốc khi trót đặt niềm tin nhầm chỗ.

Lợi dụng tâm lý “sính ngoại”, một số tiểu thương đã bất chấp quy định của pháp luật và sức khoẻ khách hàng để kinh doanh những mặt hàng mỹ phẩm trôi nổi, xách tay không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời bất chính.

Tại khoản 7, Điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hàng nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, hàng xách tay chính là hàng nhập lậu.


Nói về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, hàng xách tay chính là hàng nhập lậu và đang thao túng thị trường. Ông Phú đơn cử, một lọ tăm ở siêu thị cũng phải chịu thuế VAT, trong khi hàng xách tay lớn hay nhỏ đều không phải chịu thuế và không ai có thể bảo đảm chất lượng cho loại hàng hóa này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc...

 

Theo SHTT/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com