Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Bài học trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại quận Ba Đình và phát hiện “gây sốc” từ ngôi nhà gia đình bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19

24/03/2020 15:33

Kinhte&Xahoi Ngôi nhà của gia đình ca bệnh số 17 nhiễm Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung được hình thành nên từ 4 biển số nhà 121+123+125+127 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội do ông Nguyễn Khắc Thành (bố của bệnh nhân Nhung đứng tên chủ sử dụng). Trái với sự ồn ào của những cô con gái, dù sở hữu khối tài sản “khủng”, nhưng rất ít người biết về đời tư của vị đại gia này.

Theo đó, tất cả 4 biển số nhà đều thuộc quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Khắc Thành theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 166772 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 21/10/2009.

Nhìn từ xa, công trình 121+123+125+127 phố Trúc Bạch có trình cao nổi bật so với các ngồi nhà xung quanh.

Dù được cấp phép xây dựng từ năm 2015, tuy nhiên do có sự cầu kỳ trong kiến trúc, thiết kế khiến công trình phải mất rất nhiều năm sau đó mời được hoàn thành. Đây là công trình khách sạn kết hợp nhà ở được xây dựng, cải tạo theo Giấy phép xây dựng số 234/GPXD-UBND ngày 08/5/2015 do ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình ký cấp phép trên diện tích đất 241,7m2.

Vào thời điểm cấp phép xây dựng, hiện trạng sử dụng đất gồm nhà 7 tầng (tầng 1 có sàn gác lửng bằng BTCT) + tum thang, kết cấu khung BTCT, tường, gạch, sàn + mái bằng BTCT, sân thượng lợp mái tôn, diện tích xây dựng tầng 1: 168m2; chiều cao công trình tầng 1: 6,3m (tại cốt +3,000 có sàn gác lực bằng BTCT); chiều cao các tầng 2, 3, 4, 5, 6, 7: 3,3m; chiều cao tum thang: 3,0m; chiều cao mái tôn 2,7m (tính từ cốt sàn mái tum thang đến đỉnh mái dốc). Chiều cao công trình 32,25m tính từ cốt hiện trạng hè phố Trúc Bạch đến đỉnh mái tôn lợp sân thượng. Ngoài ra bên cạnh còn có khu vực nhà 2 tầng kết cấu tượng gạch, sàn BTCT, mái lợp tôn kiểu cũ trên phần diện tích đất rộng 64m2.

Theo Giấy phép, khi cải tạo, sửa chữa, chủ đầu tư được phép tháo dỡ toàn bộ nhà 2 tầng; tháo dỡ diện tích 37m2 của khối nhà 7 tầng.

Đối với khối nhà 7 tầng, tầng 1 tháo dỡ thang bộ hiện có và xây dựng thang mới, diện tích xây dựng tầng 1, sau cải tạo là 131m2 đã có, giữ nguyên. Sàn gác lửng được phép tháo dỡ một số hạng mục để tạo khoảng thông tầng với diện tích sau cải tạo là 99m2.

Tầng 2 được phép cải tạo diện tích phòng sử dụng, lô gia trên không gian hè phố Trúc Bạch thành ban công có diện tích 23,5m2, diện tích sau cải tạo 159m2. Tương tự tại các tầng 3, 4, 5, 6, 7 đều có diện tích 159m2. Tổng diện tích sàn xây dựng 1.184m2 (trong đó diện tích ban công các tầng là 168m2). Công trình sau cải tạo được giữ nguyên hiện trạng chiều cao là 32,25m tính từ hè phố Trúc Bạch đến đỉnh mái công trình.

Đối với khối nhà mới hợp khối với công trình cải tạo sẽ được phép xây dựng tầng hầm rộng 101m2; diện tích sàn tầng 1: 72m2; diện tích sàn gác lửng  43m2, diện tích  sàn các tầng 2, 3, 4, 5, 6, 7: 91,5m2 x 6 = 549m2. Tổng diện tích sàn xây dựng là 792m2, bao gồm cả diện tích ban công các tầng 4,5m2 x 6 = 27m2.

Tổng diện tích xây dựng công trình sau cải tạo là 232m2. Tổng diện tích sàn xây dựng sau cải tạo 1.976m2. Trong đó, diện tích sàn đã có 1.016m2; diện tích sàn xây dựng mới là 765m2; diện tích ban công đã có là 121m2 và diện tích ban công xây dựng mới là 74m2.

Có thể thấy, công trình của “đại gia” ông Nguyễn Khắc Thành được Chủ tịch UBND quận Ba Đình thời điểm đó là ông Đỗ Viết Bình “ưu ái”, cấp phép tối đa về mật độ xây dựng, tầng hầm, tum thang, gác lửng, chiều cao…

Thế nhưng, trên thực tế, mặc dù chỉ các trụ sở UBND phường Trúc Bạch khoảng 50m nhưng chủ đầu tư đã có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng.

Chủ đầu tư xóa sổ toàn bộ hạng mục ban công trong giấy phép xây dựng.

Quan sát bằng mắt thường ai ai cũng có thể thấy, hiện trạng công trình được xây dựng khác xa hoàn toàn so với Giấy pháp xây dựng được UBND quận Ba Đình cấp.

Cụ thể, đối với khối nhà mới hợp khối với công trình 7 cũ, tại tầng 1, chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng 72m2 nhưng toàn bộ diện tích tầng 1 được xây dựng hết và không chừa lại một khoảng trống nào. Hệ lụy này dẫn đến việc, diện tích các tầng lửng vì thế cũng sẽ được tăng lên theo hướng có lợi cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, phần vỉa hè của phố Trúc Bạch là khá nhỏ, thế nhưng UBND quận Ba Đình đã cấp phép cho diện tích ban công công trình lên tới 195m2.

Dường như thế vẫn là chưa đủ, chủ đầu tư đã cho “xóa sổ” toàn bộ hạng mục ban công, dựng khung cột, tiến hành bê tông cốt thép phần diện tích. Hành vi này có dấu hiệu xây dựng vượt chỉ giới vạch đỏ được nêu trong Giấy phép xây dựng.

Chưa hết, tầng tum thang, kỹ thuật và phần mái tôn cũ cao đến 2,5m cũng bị chủ đầu tư “biến tướng”, chia tách làm 2 tầng riêng biệt, bê tông hóa thành hạng mục kiên cố nhằm phục vụ vào lợi ích riêng. Thực tế, công trình này có chiều cao tương đương với tòa nhà cao từ 8 đến 9 tầng.

Điều đáng nói, việc xây dựng có dấu hiệu sai phép nghiêm trọng của chủ đầu tư diễn trong suốt một thời gian rất dài. Địa điểm thi công, xây dựng công trình nằm cách trụ sở UBND phường Trúc Bạch chỉ vài bước chân, thế nhưng chính quyền nơi đây và lực lượng Thanh tra Xây dựng lại bị công trình này “vô hiệu hóa”, “che mắt”, “che tai” khiến “con voi chui lọt lỗ kim” suốt nhiều năm.

Quãng thời gian 4 năm là quá đủ để xử lý, cưỡng chế đối với bất cứ hành vi coi thường pháp luật, vi phạm trật tự xây dựng nào có thể xảy ra. Thế nhưng, tại sao quận Ba Đình lại không có biện pháp quyết liệt, cứng rắn nào để xử lý nghiêm công trình có dấu hiệu vi phạm? Chủ đầu tư công trình này là ai mà lại có thể xem nhẹ kỉ cương, phép nước đến như vậy?

Có lẽ hậu quả của vụ việc 8B Lê Trực vẫn chưa phải là bài học cảnh tỉnh khi lãnh đạo UBND quận Ba Đình lại có dấu hiệu buông lỏng quản lý khi để một công trình có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trật tự xây dựng khác ngang nhiên tồn tại, thách thức hiệu lực quản lý nhà nước ở ngay giữa trung tâm của thủ đô khiến bức tranh quản lý đô thị quận Ba Đình bị méo mó, biến dạng.

Với hàng loạt vấn đề sai phạm rất nghiêm trong liên quan đến lĩnh vực trật tự xây dựng, quản lý đất đai, thậm chí có những vụ việc mà Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phải chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở rất nhiều lần như 8B Lê Trực, mương hóa Phan Kế Bính, nhưng điều lạ lùng là lãnh đạo quận Ba Đình vẫn không có ai phải nhận hình thức kỷ luật thoả đáng theo trách nhiệm công vụ của mình.

Để tình trạng sai phạm xảy ra rầm rộ, tràn lan như đã nêu ở trên khiến dư luận đang bức xúc, hoài nghi về năng lực quản lý địa bàn của lãnh đạo UBND quận Ba Đình, UBND phường Trúc Bạch? Phải chăng vì yếu kém trình độ, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ nên đã lãnh đạo UBND phường Trúc Bạch đang phải “mặc chiếc áo quá rộng”? Thêm nữa, phải chăng các cấp chính quyền quận Ba Đình chỉ biết cấp phép, mà thiếu đi sự giám sát, kiểm tra tại công trình 121 – 123 – 125 -127 phố Trúc Bạch?

Ông Đỗ Viết Bình (thứ hai từ phải sang) nguyên Chủ tịch UBND quận Ba Đình nghỉ hưu theo chế độ và ông Tạ Nam Chiến (thứ 3 trái sang) được bầu giữ chức Chủ tịch UBND quận Ba Đình. Ảnh: Hanoimoi.

Thực trạng quản lý trật tự xây dựng, đô thị, quy hoạch - kiến trúc tại quận Ba Đình hiện nay đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, yếu kém. Để xảy ra tình cảnh bi đát nêu trên không thể tách rời trách nhiệm chính của các lãnh đạo quận.

Thế nhưng, điều lạ lùng hơn cả, thay vì phải chịu trách nhiệm khi để bộ mặt đô thị quận Ba Đình bị băm nát như hiện nay thì tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Ba Đình khoá XIX, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra vào ngày 07/02/2019, đã tiến hành kỳ họp bất thường bầu ông Tạ Nam Chiến “chễm trệ” ngồi chức Chủ tịch UBND quận.

Trước đó, ông Tạ Nam Chiến, là Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách mảng đô thị, cấp phép xây dựng. Ông Chiến cũng là nguyên là Trưởng phòng Đô thị Văn phòng UBND Hà Nội được Thành ủy Hà Nội điều động tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình.

Để bức tranh đô thị quận Ba Đình méo mó, sai phạm nhan nhản như trên, có hay không phần trách nhiệm chính của ông Tạ Nam Chiến đã buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều sai phạm, hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nhưng, có lẽ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII dường như đã không được Quận uỷ, UBND quận quán triệt và thực hiện nghiêm túc.

Trước những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn quận Ba Đình, dư luận đang kỳ vọng Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, Thanh tra Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội… cần chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác minh, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm, cá nhân để xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Ở một diễn biến khác, mới đây, Công ty Cổ phần luyện thép cao cấp Việt Nhật khẳng định, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty không có ai trong Hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị có tên là Nguyễn Khắc Thành như trên các mạng xã hội đưa tin lại càng khiến những thông tin xung quanh vị đại gia này vẫn là điều bí ẩn.

Ông Nguyễn Khắc Thành là bố đẻ của Nguyễn Hồng Nhung - bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19.

Theo Zing.vn, ngày 2/3, ông Nguyễn Khắc Thành đi cùng lái xe riêng đến phố Trúc Bạch (Hà Nội) để thăm con gái. Cơ quan chức năng xác định ông Thành có vườn sinh vật cảnh tại nhà ở xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hàng ngày, vườn chim của ông có nhiều hội viên đến chơi.

Ngay sau khi có kết quả ca bệnh dương tính ở Hà Nội, những trường hợp từng tiếp xúc gần với cô gái này được xác lập, trong đó có ông Nguyễn Khắc Thành. Sở Y tế Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị đón ông Thành đưa vào Khoa Bệnh nhiệt đới cách ly, theo dõi theo đúng quy định.

Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã phối hợp Trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên khẩn trương khử khuẩn nơi ở của ông Thành. Hiện, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đang tiến hành điều tra dịch tễ số người từng tiếp xúc với ông Thành từ 2/3 đến 6/3.

Về việc bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam, chiều 11/3, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết: “Khi làm thủ tục nhập cảnh cho hành khách trên chuyến bay VN0054, cán bộ, chiến sỹ thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra hành khách nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay, kiểm soát viên đã lật mở kiểm tra từng trang hộ chiếu để kiểm tra điểm đi/đến của hành khách nhằm phát hiện những hành khách đi qua những vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế”.

Về trường hợp bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19 đã đi tới nhiều quốc gia trong đó có Italia nhưng không bị phát hiện khi nhập cảnh, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương cho biết: người này có 2 hộ chiếu; Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh.

Ngày 15/2, bệnh nhân sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an Cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.

Về việc vì sao bệnh nhân đã đến một số nước như Pháp, Italia nhưng không có dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh của các nước trên trong hộ chiếu Việt Nam của khách, theo Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương thì ngoài hộ chiếu Việt Nam, bệnh nhân còn có hộ chiếu Anh, và theo quy định hiện hành, Anh không thuộc khối Schengen nhưng vẫn giữ quy chế EU đến hết ngày 31/12/2020. Công dân thành viên EU được đi lại tự do trong khối mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Để thuận lợi cho việc đến và đi các nước trên, nhiều khả năng bệnh nhân số 17 đã sử dụng hộ chiếu Anh để đến các nước trên theo hình thức miễn thị thực (trong hộ chiếu Việt Nam của bệnh nhân không có thị thực Schengen) và khi nhập cảnh Việt Nam, bệnh nhân số 17 sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục tại Cửa khẩu Nội Bài.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc http://tapchimattran.vn/dan-nguyen/bai-hoc-trong-cong-tac-quan-ly-trat-tu-xay-dung-tai-quan-ba-dinh-va-phat-hien-gay-soc-tu-ngoi-nha-gia-dinh-benh-nhan-so-17-nhiem-covid19-33971.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com