Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Dự án sinh thái nghỉ dưỡng Hà Phú: Đổi rừng lấy biệt thự?

07/06/2019 15:04

Kinhte&Xahoi Từ một dự án "trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng..." trên đất lâm nghiệp đang được Cty Cổ phần đầu tư và phát triển rừng và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái Hà Phú xin chuyển thành dự án xây biệt thự với 100% đất ở lâu dài...

Xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai là một xã nghèo với thành phần dân cư chủ yếu là người làm nông

Từ dự án trồng, bảo vệ rừng...

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển rừng và kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái Hà Phú (Công ty Hà Phú) vừa có công văn xin chuyển đổi mục đích dự án “Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái” tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội sang thực hiện dự án “Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hà Phú”.

Được biết, phần đất để triển khai dự án này đã được Công ty Hà Phú thuê lại từ 13 năm nay từ UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Cụ thể, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có Quyết định thu hồi hơn 141,65ha đất lâm nghiệp thuộc địa bàn xã Phú Mãn giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển rừng và kinh doanh du lịch sinh thái Hà Phú thuê để thực dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.

"Phần đất này, theo kết quả kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng Hà Nội năm 2015 được phê duyệt, là đất “rừng sản xuất”. Trong đó, có 131,23 ha có rừng và 10, 42655 ha là đất trống quy hoạch để phát triển rừng sản xuất.

Cũng theo quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai, đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 6660/QĐ-UBND ngày 03/12/2005 và Đồ án quy hoạch chung đô thị Hoà Lạc đến năm 2030, vị trí của khu đất là “đất lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái với định hướng: bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng và tu bổ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nông lâm kết hợp với du lịch. Bảo vệ, tôn tạo, tăng cường khai thác tiềm năng du lịch và điều hoà nước đầu nguồn”.

Định hướng Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ -TTg ngày 26/7/2011 cũng chỉ rõ, vị trí khu đất trên là đất lâm nghiệp (vùng đồi núi).

Bên cạnh đó, khu đất này vốn là khu vực “vệ tinh” đối với các khu vực đất lâm nghiệp khác khi phía Bắc giáp mỏ đá và đất lâm nghiệp xã Đồng Xuân, huyện Quốc Oai; phía Nam giáp đất lâm nghiệp Thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp khu mỏ đá đang khai thác và đất lâm nghiệp – theo công văn đánh giá của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hà Nội.

Như vậy, trong mọi chủ trương, mọi điều chỉnh và quy hoạch của thành phố, khu đất này tại xã Phú Mãn vốn luôn được xác định là đất lâm nghiệp, thực hiện nhiệm vụ trồng rừng, bảo vệ rừng và lớn hơn là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên cho địa bàn huyện Quốc Oai nói riêng và Hà Nội nói chung. Nhưng cớ sao, giá trị của mảnh đất này lại quên mất?

Đến xin... "đổi" rừng lấy biệt thự

Xã Phú Mãn là một xã nghèo thuần nông thuộc miền núi huyện Quốc Oai. Chính vì vậy, chủ trương sử dụng khu đất theo hướng trồng, chăm sóc rừng và kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái là hoàn toàn phù hợp với “chất lượng lao động” của người dân nơi đây. Khi thuê khu đất này, mục đích của công ty Hà Phú rất rõ ràng: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái. Nhưng dự án này lại bị triển khai “ì ạch”, bị đình trệ suốt 14 năm nay.

Sau chừng ấy năm, những gì mà Hà Phú thực hiện chỉ quanh quẩn trong hạng mục trồng, chăm sóc và bảo vệ một số diện tích rừng, “về du lịch sinh thái chưa được chú trọng đầu tư” – trích ý kiến của UBND tỉnh Quốc Oai gửi Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội.

Về dự án này, từ nhiều năm trước báo chí đã liên tục phản ánh tình trạng “đất treo” kéo dài trên địa bàn xã Phú Mãn khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng. Người dân Phú Mãn đã nhiều lần kiến nghị thu hồi dự án, tránh tình trạng "treo" đề giải quyết đất canh tác cho người dân.

"Thế nhưng, "đùng một cái" Công ty Hà Phú đề nghị chuyển đổi. Theo đó, từ hơn 130ha đất trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng kết hợp du lịch sinh thái và chỉ 2ha là đất để sử dụng xây nhà điều hành, nhà kho, nhà xe (QĐ 1034 của UBND tỉnh Hà Tây)... Hà Phú muốn chuyển sang "Xây dựng khách sạn 5 sao, các khu biệt thự 5 sao phục vụ khách nghỉ dưỡng và lưu trú; xây dựng hệ thống hạ tầng và cảnh quan đồng bộ. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang 100% đất ở lâu dài, sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí".

Điều này không chỉ “nằm ngoài quỹ đạo” sử dụng đất lâm nghiệp mà còn “lệch” với chủ trương tại Quyết định 2999/QĐ-UBND ngày 8/5/2015 của UBND thành phố: Về Lâm nghiệp, thực hiện bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, trồng rừng và tu bổ rừng sản xuất, đặc biệt là rừng phòng hộ, trồng rừng và tu bổ rừng sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với du lịch…

Công văn xin "đổi rừng lấy biệt thự" của Công ty Hà Phú do ông Nguyễn Lệ Quế ký.

Khu đất lâm nghiệp này của huyện Phú Mãn vốn đã như “đất vàng hết thời” dưới bàn tay đầu tư của công ty Hà Phú. Nay, lại tiếp tục “lệch pha” trong quy hoạch, định hướng phát triển khi được chính công ty này xin chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đất lâm nghiệp sang đất ở. Không chỉ vậy, Hà Phú vốn đã có “tiền lệ xấu” khi chậm triển khai dự án này trong suốt hơn chục năm. Liệu, khi được chấp thuận chuyển đổi đầu tư, công ty này sẽ không còn đi theo “vết xe đổ” trước đây? 

Nguồn gốc của sự thay đổi?

Theo tìm hiểu của Thương Gia, công ty Hà Phú có giám đốc đại diện năm 2008 là ông Nguyễn Anh Tuấn – cũng chính là người đại diện đứng tên ký kết hợp đồng thuê khu đất tại xã Phú Mãn vào thời điểm đó. Đầu năm 2018, công ty này đổi người đại diện là ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng GĐ công ty. Tháng 5/2018, tiếp tục đổi người đại diện là ông Nguyễn Lệ Quế.

Điều đáng nói, ông Tùng và ông Quế đều liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn (Vĩnh Phúc). Trong đó, ông Quế từng là đại diện pháp luật của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn – chi nhánh Hà Nội (đã giải thể) và Công ty CP đầu tư thương mại và BĐS Thăng Long. Còn thông tin cá nhân của ông Tùng trùng với người đại diện pháp luật/lãnh đạo của Công ty TNHH xăng dầu Phúc Sơn (trụ sở tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông Tùng cũng là cổ đông sáng lập (góp 0,25% vốn) của Tập đoàn Phúc Sơn.

Tập đoàn này vốn có nhiều lùm xùm quanh việc được trả gần 63 ha đất tại sân bay Nha Trang cũ để đổi lấy thi công 3 dự án BT cho tỉnh Khánh Hòa, nhưng đã phân lô bán nền khi chưa thực hiện xong các dự án này. 

Phải chăng, sự thay đổi "nội bộ" của Hà Phú cũng chính là nguyên nhân của việc thay đổi mục đích sử dụng đất từ trồng rừng, chăm sóc rừng sang đất ở tại dự án này?

Theo TGO/ Hoà Nhập

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Di dời trụ sở 13 bộ, ngành: Sử dụng những khu “đất vàng” sao cho hiệu quả?

Việc di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi nội đô đang được Bộ Xây dựng ráo riết thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều dư luận quan tâm nhất lúc này không phải vị trí trụ sở mới di dời đến đâu mà khối tài sản “đất vàng” của trụ sở cũ sẽ được sử dụng sao cho có hiệu quả.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com