Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Liệu Hải Phát Invest có xứng đáng được vinh danh “Top 10 Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018”?

20/10/2018 09:54

Kinhte&Xahoi Là một trong 100 doanh nghiệp được vinh danh giải thưởng “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018”, nhưng Hải Phát Invest lại bị chính khách hàng của mình khởi kiện cũng như căng băng rôn biểu tình, phản đối. Liệu Hải Phát Invest có xứng đáng nhận được giải thưởng này hay không?

Ngày 30/9/2018, được sự chỉ đạo của Hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Tp. Hà Nội, Trung tâm chống hàng giả và CLB Doanh nhân Đất Việt đã phối hợp tổ chức Chương trình Truyền thông – Khảo sát và tôn vinh “Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng & Sao vàng doanh nhân Đất Việt 2018” lần thứ VI tại Nhà hát Quân đội, TP. Hồ Chí Minh.

Đại diện Hải Phát Invest lên nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018.

Là một trong số hơn 100 doanh nghiệp tiêu biểu toàn quốc được vinh danh trong lễ trao giải, CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HOSE: HPX) được vinh danh trở thành doanh nghiệp lọt “Top 10 Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018” và Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải được tôn vinh trở thành “Sao vàng doanh nhân Đất Việt 2018”.

Đến nay, dư luận có chút bất ngờ khi biết tin Hải Phải Invest đạt giải thưởng “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018”, bởi trong thời gian trước khi trao giải, Hải Phát Invest dính rất nhiều lùm xùm liên quan đến chất lượng công trình, khiến cư dân bức xúc gửi đơn kiện khắp nơi. Vậy giải thưởng “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018” có xứng đáng cho Hải Phát Invest hay không? Hay đó chỉ là “tấm vải thưa” che mắt nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng?

Cư dân Tân Tây Đô sẽ khởi kiện Hải Phát Invest

Thời điểm 7/2018, cư dân các tòa chung cư HHB và CT2A-B của chủ đầu tư Hải Phát Invest đã “nhuộm đỏ” khu đô thị mới Tân Tây Đô bằng băng rôn “đòi” nước sạch…

Nguyên nhân của sự việc trên như “giọt nước tràn ly” sau nhiều năm cư dân phản ánh, viết đơn thư gửi đi nhiều cơ quan chức năng nhưng vẫn “đắp chiếu” chờ xử lý.

Thông tin từ ông Hồ Sỹ Thắng - Thành viên BQT toà nhà chung cư CT2A-B cho biết: “Năm 2014 phát hiện nhiều điểm bất thường do đó chúng tôi đã tiến hành thuê và làm các xét nghiệm độc lập để kiểm tra.

Khu đô thị Tân Tây Đô do Hải Phát Invest đầu tư khao khát nước sạch vài năm nay

Sau đó chúng tôi phát hiện hàm lượng Asen trong nước lên trên 0,03 mg/l gấp 3 lần so với quy định. Sau nhiều lần hứa hẹn khắc phục và đấu nối nguồn nước nhưng chủ đầu tư không thực hiện”.

Đến cuối năm 2017 cư dân CT2A-B đồng loạt không đóng tiền nước vì thấy số tiền nước hàng tháng quá cao so với thực tế sử dụng. Qua nhiều lần đấu tranh của cư dân và Ban Quản trị, Hải Phát Invest đã thay toàn bộ đồng hồ mới, lượng nước và số tiền các hộ dân phải chi trả giảm nhiều so với con số ban đầu.

Không dừng lại ở băng rôn, khẩu hiệu, gần đây cư dân tòa CT2A-B của chủ đầu tư Hải Phát Invest vận động cùng ký đơn khởi kiện Hải Phát Invest lên toà án nhân dân huyện Đan Phượng.

Cư dân The Pride ‘tố’ Hải Phát Invest bội tín

The Pride là dự án Tổ hợp TMDV & căn hộ cao cấp do Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư. Theo quảng cáo thì đây là một trong những tổ hợp chung cư có quy mô lớn nhất quận Hà Đông được xây dựng cách đây vài năm trước.

Tuy nhiên, sau khi tổ hợp dự án này đi vào vận hành, người dân về ở thì những bất cập tại khu chung cư này bắt đầu nảy sinh và ngày càng nghiêm trọng mà không được khắc phục.

Dự án của Hải Phát liên tục 'nổi sóng' vì hàng loạt bất cập. Cư dân The Pride tập trung căng băng rôn phản đối

Bức xúc trước nhiều bất cập kéo dài nhưng không được giải quyết, đặc biệt là vào ngày 3/6, CĐT và BQL dự án chặn cổng không cho người dân gửi xe ô tô ở cả khu vực 2 tầng gửi xe là tầng 3 và 4 của tòa nhà khiến cho cả khu chung cư rơi vào tình trạng kẹt cứng và tắc nghẽn, những bức xúc, mâu thuẫn bị đẩy lên cao trào, một số cư dân đã căng băng rôn, khẩu hiệu đấu tranh đòi đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà. 

Cư dân dự án này cho biết, phí dịch vụ người dân đang phải đóng là 7.000đ/m2 nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng với mức phí này. Cụ thể là tình trạng thang máy rơi tự do và hỏng liên tục quanh năm; tầng hầm mùi rác, mùi hôi thối của bể phốt bốc lên nồng nặc do bể phốt vỡ thường xuyên; Tiền phí bảo trì của gần 2.000 hộ dân sống ở đây bị chủ đầu tư khất lần, chây ì bàn giao; CĐT không tổ chức hội nghị nhà chung cư, không thành lập BQT tòa nhà…

Đề cập đến chất lượng dịch vụ của tòa nhà, ông Trương Quang Minh - Trưởng Ban đại diện cư dân The Pride cho biết nhiều bất cập trong công tác vệ sinh và hoạt động của thang máy: “Vệ sinh dưới tầng hầm thối như hố ga, mùi xú uế bốc lên, không đáp ứng được vấn đề vệ sinh môi trường. Chúng tôi đã đồng lòng phản đối, yêu cầu CĐT trả lời dứt điểm vì tình trạng này diễn ra đã lâu, một năm nay chúng tôi kiến nghị về vấn đề này nhưng vẫn chưa được giải quyết. Còn thang máy thì hỏng liên tục, thường xuyên xảy ra tình trạng rơi tự do khiến người dân hoang mang.

Cư dân The Vesta liên tục đòi đối thoại

Ngày 22/8/2018, công nhân tại Khu đô thị The Vesta Phú Lãm (phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đã căng băng rôn kêu cứu các bên liên quan giải quyết tiền lương.

Theo đó, công nhân đề nghị chủ đầu tư là Công ty Hải Phát Invest thanh toán tiền cho Công ty Cổ phần Sông Hồng 1 để Công ty Cổ phần Sông Hồng 1 thanh toán tiền lương cho công nhân từ tháng 2, 3, 4, 5, 6, 7 năm 2018.

Công nhân tại Khu đô thị The Vesta Phú Lãm căng băng rôn kêu cứu các bên liên quan giải quyết tiền lương.

Trước việc công nhân đình công, lo ngai vấn đề tiến độ dự án sẽ không kịp bàn giao cho cư dân trong quý 4, các cư dân hai tòa V7 và V8 đã liên tục yêu cầu phía Hải Phát cung cấp thông tin, giải quết các vấn đề gây bức xúc.

Không được đáp ứng về thông tin nên sáng 23/8/2018, đại diện cư dân V7, V8 đã đến trụ sở văn phòng làm việc Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát để đòi đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư.

Tuy nhiên, Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát đã có dấu hiệu trốn tránh khi cử nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng, nhân viên bộ phận kinh doanh ra để tiếp cư dân.

Đáng nói, khi đại diện cư dân yêu cầu cung cấp thông tin về tiến độ dự án và thời gian bàn giao thì đại diện phía công ty nói “không nắm được”! Vậy, Hải Phát chăm sóc, tư vấn các khách hàng của mình ra sao hay trốn tránh trách nhiệm khi vấn đề cơ bản nhất, được cập nhật hàng ngày hàng giờ là tiến độ các hạng mục công trình cũng không nắm được?

Chiều ngày 28/8, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) đã tổ chức cuộc họp với cư dân tòa CT5 (tức V7, V8), Dự án nhà ở xã hội The Vesta Phú Lãm – Hà Đông nhằm giải đáp một số kiến nghị liên quan đến tiến độ bàn giao nhà ở.

Trực tiếp trả lời những khúc mắc của cư dân, ông Tạo Phú Cường – Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng thi công, kỹ thuật của Hải Phát cho biết, vào lúc 14h ngày 28/8, Hải Phát đã chuyển cho Sông Hồng 1 vay 2 tỷ đồng để giải quyết công nợ, sau thời gian nghỉ lễ 2/9, hoạt động thi công tại công trường sẽ diễn ra bình thường.

Thừa nhận văn bản mới đây của Hải Phát có phần chưa thỏa đáng, chính vì vậy công ty đã thu xếp buổi làm việc chiều 28/8 nhằm giải đáp những lo ngại của cư dân.

Theo ông Cường, việc treo băng rôn là do một nhóm công nhân tự ý thực hiện do có vướng mắc trong việc thanh toán với nhà thầu Sông Hồng 1 (gọi tắt là Sông Hồng 1). Đây không phải vướng mắc giữa Công ty Hải Phát với nhà thầu hay giữa nhà thầu với nhóm nhân công.

Trên thực tế, Hải Phát Invest là chủ đầu tư của hàng chục dự án bất động sản lớn nhỏ chủ yếu tập trung tại khu vực Hà Nội và thời gian gần đây trải dài ra nhiều tỉnh thành khác từ Bắc vào Nam trên cả nước.

Một số dự án do Hải Phát thực hiện được thị trường biết đến trong thời gian qua như dự án Khu đô thị Văn Phú, Khu đô thị Tân Tây Đô, Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride, Hải Phát Plaza,…

Tuy nhiên, rất nhiều trong số những dự án đã và đang hoạt động của Hải Phát đều dính những “sự cố” lùm xùm khiến dư luận không khỏi quan tâm. Và dư luận cũng thật bất ngờ khi Hải Phát Invest được vinh danh “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng 2018”.

Theo anh Đào Vũ Định, một nhà đầu tư bất động sản, cho biết “Việc một doanh nghiệp bất động sản được một giải thưởng hay được vinh danh giải thưởng nào đó cũng chỉ như chiếc áo mỏng thôi, muốn có thương hiệu và được người tiêu dùng lựa chọn, chủ đầu tư phải là người giữ uy tín với cư dân, chất lượng công trình phải được khẳng định, các dịch vụ tiện ích phải được chủ đầu tư cam kết thực hiện”.

 

Theo hoanhap.vn

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đà Nẵng đề nghị thu hồi hơn 3ha đất dự án ven biển của Vũ 'nhôm'

Theo tờ trình của UBND thành phố Đà Nẵng, trình lên kỳ họp thứ 8 (bất thường) HĐND thành phố khóa IX vào chiều ngày 19/10 để thông qua, Đà Nẵng sẽ thu hồi 4 dự án với tổng diện tích hơn 34 ha để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng. Trong đó có một dự án của Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”).

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com