Xem nhiều

Gotec Land, Đất Xanh Miền Nam huy động vốn trái phép

Mặc dù dự án mới đang được khoan cọc, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư (CĐT) GOTEC Việt Nam cùng Đất Xanh Miền Nam đã huy động vốn từ khách hàng cho dự án Asiana Capella.

Tôn tạo di tích chùa Thổ Hà, Công ty Kiến trúc Việt làm vỡ bia đá cổ hàng trăm năm

13/09/2021 14:55

Kinhte&Xahoi Trong quá trình dịch chuyển phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo di tích chùa Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), khối bia cổ 342 năm đã bị vỡ.

Vỡ bia đá cổ 342 năm tuổi

Theo đó, ngày 8/9, Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt trong quá trình thi công tổ chức dịch chuyển bia đá (tại vị trí sân phía trước tòa Tam Bảo) ra vị trí bảo quản đã làm vỡ khối bia đá cổ thành nhiều mảng.

Được biết, đơn vị thi công đã đào móng xung quanh bia đá, dùng dây vải buộc thân bia, sử dụng xe cẩu để nâng. Tuy nhiên, khi tiến hành nâng thì thân bia bị tách rời thành nhiều mảng.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Việt Yên đã xác minh thông tin sự việc và có báo cáo gửi Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang.

Chùa Thổ Hà khi bia đá cổ còn nguyên vẹn. Ảnh tư liệu

Cụ thể, vào hồi 16h30 ngày 08/9/2021, Công ty CP bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt (Công ty Kiến trúc Việt) đã cho đào vét móng bệ bia Hưng công, bia bằng đá, hình vuông có 4 mặt khắc chữ, nội dung nói về việc hưng công xây dựng chùa Thổ Hà, hiện đang nằm ngoài sân chùa để dịch chuyển bia từ sân chùa đến vị trí mới, đặt dưới mái hiên nhà Tiền đường.

Do hiện trạng tấm bia có rất nhiều vết nứt dập (cả ngang, lẫn dọc) nên cán bộ giám sát của hai bên A-B đã cho gông, bó ngang dọc bởi dây vải (loại dây vải chuyên dụng để cẩu gỗ, đá).

Đồng thời trước khi tiến hành nâng bia bằng cần cẩu, đơn vị thi công đã cho luồn móc thêm dây cẩu vòng quanh phía dưới đế móng bia để tăng cường độ an toàn khi tiến hành cẩu tấm bia. Mặc dù bia đã được gông bó rất cẩn thận, nhưng khi cần cẩu vừa nhấc bia lên, thì bia đã bị tách rời ra thành 2 miếng.

Báo cáo của UBND huyện Việt Yên cũng cho biết theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Thái - Bí thư, kiêm Trưởng ban mặt trận khu dân cư thôn Thổ Hà, thành viên ban giám sát cộng đồng, công trình tu bổ chùa Thổ Hà khẳng định: “Ở vị trí bia đá ngoài sân chùa hiện nay vốn là gác chuông chùa Thổ Hà cũ. Vào khoảng năm 1949 gác chuông chùa bị đốt để tiêu thổ kháng chiến, chuông chùa được lấy đồng để đúc súng đạn, vì vậy khi đốt gác chuông, tấm bia này nằm ở nền gác chuông cũng bị nung đốt theo, nên có thể tấm bia đã bị om vỡ tứ tung ở bên trong như hiện trạng bây giờ, cộng với việc tấm bia nằm ở sân chùa thấp trũng so với xung quanh, thường xuyên bị ngập lụt vào các mùa mưa lũ hàng năm, làm cho tấm bia bị phong hóa thêm” .

Bia đá cổ tại chùa Thổ Hà đã bị vỡ. Ảnh Sở VHTTDL Bắc Giang.

Sau khi phát hiện ra tấm bia đã om vỡ bên trong như hiện trạng, Chủ đầu tư cùng Ban giám sát cộng đồng, đã cho tạm dừng thi công dịch chuyển tấm bia, để mời các cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường.

Để giải quyết trước mắt vụ việc này UBND huyện Việt Yên đã yêu cầu: Thu gom lại toàn bộ những miếng bia bị bung vỡ, tiếp tục đào nâng phần đế bia, thân bia đưa lên vị trí mới (đặt dưới mái hiên, bên phải của nhà Tiền đường) theo đúng vị trí thiết kế đã được phê duyệt. Sau đó định vị, gắn chắp lại tấm bia, theo các vết rạn nứt cũ bằng keo gắn đá chuyên dụng. Trường hợp nếu có phần chữ bị mất theo vết nứt thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với các chuyên gia Hán nôm để tu bổ, phục chế khắc lại.

Trong thời gian chờ ý kiến thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên, Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu đơn vị thi công che chắn, bảo vệ khối bia Hưng Công đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh làm hư hỏng thêm và mất mát.

Để khách quan thông tin tới bạn đọc Phóng viên Pháp luật Plus đã liên hệ với Ban QLDA ĐTXD huyện Việt Yên. Đại diện lãnh đạo Ban này cho biết: "Bia đá này có từ năm 1679. Bia này ghi tên những người công đức vào chùa Thổ Hà năm đó. Trong quá trình trải qua nhiều năm mưa gió, ngoài ra bia này thấp hơn so với mặt đường hiện trạng gần 2m. Hàng năm mùa mưa lũ là hay bị ngập cái bia đá này. Năm 1949 các cụ đốt chuông làm súng đạn nên bị ảnh hưởng nhiệt độ, nên bia đá này cũng đã bị om, nứt ngang dọc bên trong.

Sau khi được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đồng ý tôn nền lên để Đình Chùa không bị ngập khi mùa mưa thì để san và nâng được nền thì phải tịnh tiến bia đá này lên chỗ khác. Các cụ trông coi đình, chùa, xã cũng đã đánh giá là di chuyển bia đá này là rất khó khăn, phức tạp. Đánh giá quá trình nâng đánh giá 50/50 sẽ vỡ.

Ngay sau khi vỡ bia đá các cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang đã lập biên bản hiện trạng xác định đây là văn hoá phải khôi phục bảo tồn lại.

Dự án tu bổ, tôn tạo Chùa Thổ Hà trước đây có mức đầu tư là trên 15 tỷ đồng. Tuy nhiên được sự đồng ý của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc nâng nền, cùng với ý kiến của một số người dân nên đến nay dự án này đã nâng tổng mức đầu tư lên gần 30 tỷ đồng. Việc nâng nền này vẫn nằm trong dự án Tu bổ, tôn tạo Chùa Thổ Hà".

Trả lời báo Công an nhân dân vấn đề những sai phạm về chuyên môn, quy trình bảo tồn, trùng tu di tích, PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam, cho rằng, việc phân cấp trong công tác quản lý di sản cần đi đôi với thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm ngay từ sớm, tránh để đến khi sự việc đã rồi mới vào cuộc thì đã quá muộn. 

Thực tế, việc xử phạt các vi phạm về quản lý di sản thời gian qua chưa nghiêm nên chưa đủ sức răn đe; đối với những di tích bị "biến dạng" trong quá trình trùng tu, cần phải kiểm tra làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân đứng ra làm công trình này. Một mặt, các cơ quan liên đới từ chính quyền xã, huyện về quản lý di tích cũng phải xem xét trách nhiệm. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác trùng tu di tích cũng cần được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, như TS. Nguyễn Hồng Kiên - Viện Khảo cổ học Việt Nam từng nói: "Chưa có ai đi tù vì phá hoại di tích, chưa có bản án nào đủ sức răn đe để người ta phải cẩn thận khi can thiệp vào di tích". Nhìn lại hàng loạt vi phạm và công tác xử lý vi phạm, dường như vẫn còn theo kiểu "giơ cao đánh khẽ".  

Công ty kiến trúc Việt thực hiện các dự án nào tại Bắc Giang

Được biết, Dự án tu bổ tôn tạo chùa Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được khởi công ngày 19/12/2019 do Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Việt Yên làm Chủ đầu tư và giám sát công trình. Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt (Công ty Kiến trúc Việt) là đơn vị thi công.

Cụ thể: Ngày 22/10/2019, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên Lê Ô Pích đã ban hành quyết định 6256/QĐ-UBND Quyết định phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầy gói thầu xây lắp công trình: Tu bổ, tôn tạo Chùa Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, UBND huyện Việt Yên đã phê duyệt đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hoá kiến trúc Việt. Giá trúng thầu là 15.437.508.000 đồng (Mười lăm tỷ, bốn trăm hai mươi bảy triệu, năm trăm linh tám ngìn đồng).

Dự án sử dụng nguồn ngân sách huyện và nguồn CTMT phát triển văn hoá. Thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày.

Khối bia đã cổ đã bị vỡ thành nhiều mảnh. Ảnh Sở VHTTDL Bắc Giang.

Theo thống kê sơ bộ của Pháp luật Plus từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2021, Công ty Kiến trúc Việt đã tham gia 19 gói thầu. Trong đó, đơn vị này đã trúng 17 gói, trượt 1 gói và 1 gói chưa có kết quả.

Được biết Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hoá kiến trúc Việt có địa chỉ tại TT2,05-06 khu đô thị mới Kim Văn- Kim Lũ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Hữu Đán. Lĩnh vực hoạt động thiết kế chuyên dụng.
 

Liên quan đến địa bàn tỉnh Bắc Giang Công ty Kiến trúc Việt đã tham gia 6 gói thầu và đều trúng cả 6 gói thầu. Trong đó gồm các đơn vị mời thầu như: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban QLDA ĐTXD huyện Việt Yên, Ban QLDA ĐTXD huyện Lục Nam, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Dũng.

Có thể kể đến các gói thầu mà Công ty này trúng như: Xây dựng công trình Tu bổ, tôn tạo hạng mục Nghi môn và Điện thờ chính tại Di tích đền Hạ thuộc quần thể di tích thắng cảnh Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam; Xây dựng công trình, Xây dựng, tôn tạo Nhà hát văn, khuôn viên sân đền, sân nhà hát văn, sân lễ hội và nhà vệ sinh khu vực đền Hạ, thuộc quần thể di tích thắng cảnh Suối Mỡ; Tư vấn khảo sát, lập quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang...

Trong các gói thầu mà Công ty Kiến trúc Việt tham gia và trúng thầu thì gói thầu xây lắp công trình: Tu bổ, tôn tạo Chùa Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là gói thầu có giá trị lớn nhất mà Công ty này tham dự với số tiền hơn 15 tỷ đồng.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 Hải Đăng - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/ton-tao-di-tich-chua-tho-ha-cong-ty-kien-truc-viet-lam-vo-bia-da-co-hang-tram-nam-d166094.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com