Xem nhiều

Hàng trăm tỷ đồng bị rút ruột tại chuỗi nhà hàng Món Huế?

22/05/2020 21:39

Kinhte&Xahoi Không biết vô tình hay cố ý, thời gian giữ vai trò Chủ tịch Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế (gọi tắt là Cty Món Huế), ông Huy Nhật đã để cấp dưới tự ý ký hàng loạt hợp đồng, ủy nhiệm chi trái thẩm quyền với số tiền gần 1.000 tỷ đồng trong vòng chưa đầy 24 tháng.

Theo nhóm nhà đầu tư nước ngoài của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam (gọi tắt là Cty Huy Việt Nam) - chủ sở hữu duy nhất của Cty Món Huế, ông Huy Nhật là người chịu trách nhiệm chính cùng với một số cộng sự của mình bồi thường thiệt hại cho họ với số tiền gần 1.000 tỷ đồng do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp. Vấn đề này đồng thời được đề cập trực tiếp trong các đơn khởi kiện của nhóm nhà đầu tư gửi lên TAND TP Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2019.

Nâng khống giá bất trị bất động sản?

Qua tìm hiểu, PV phát hiện hồ sơ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp này hé lộ rất nhiều bất thường. Trong đó, có cả dấu hiệu ký hợp đồng, thanh toán bằng tiền mặt có giá trị giao dịch hàng trăm tỷ đồng với các đối tác "ảo".

Trong chưa đầy 24 tháng, từ 2017 đến giữa năm 2019 - trước khi tuyên bố phá sản, ông Huy Nhật bị tố “làm lơ” để cấp dưới ký tá, thực hiện hàng loạt giao dịch bất thường. Các giao dịch chủ yếu liên quan đến mua đất, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng các dự án bếp trung tâm ở Hà Nội, Long An.  Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu Phở Ông Hùng, Great bánh mì, Phở 99 và chi phí cho hoạt động quảng cáo.

Tháng 6/2017, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Cty Món Huế chi nhánh Hà Nội thay mặt Cty Món Huế ký hợp đồng mua 5.075m2 đất tại Gia Lâm (Hà Nội) của Cty Song Thành. Giá trị khu đất theo hợp đồng là hơn 134 tỷ đồng được chia làm 2 đợt thanh toán, lần lượt là 30 và 70% giá trị. Hợp đồng và phụ lục hợp đồng không được công chứng. Đặc biệt, cho đến nay khu đất trên vẫn chưa được chuyển tên QSĐ cho bên mua nhưng tiền đã thanh toán đủ 100%.

Thậm chí, một khảo sát độc lập của các nhà đầu tư nước ngoài năm 2019 cho thấy, khu đất nói trên chỉ có giá trị dưới 30 tỷ đồng. Người ký hợp đồng là bà Hạnh đã không được ủy quyền hợp lệ để ký thay, trong khi bà chỉ là giám đốc chi nhánh Hà Nội, còn pháp nhân ký kết chính thức là Cty Món Huế.

"Ma trận" công ty được rót tiền từ Món Huế?

Ngoài giao dịch bất động sản bất thường này, nhà đầu tư nước ngoài còn phát hiện có đến 5 lần, Cty Món Huế ký hợp đồng tư vấn thiết kế, thi công xây dựng Dự án Bếp trung tâm tại Hà Nội, Long An với các đối tác... chưa được thành lập tại thời điểm ký hợp đồng, chuyển tiền tạm ứng hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 13/10/2017, Cty Món Huế ký hợp đồng tư vấn thiết kế dự án bếp trung tâm Hà Nội với Cty Cổ phần tư vấn AA (gọi tắt là Cty AA) và thanh toán số tiền tạm ứng 100 tỷ đồng. Số tiền này sau đó được cấn trừ khi nghiệm thu hoàn chỉnh khối lượng công việc Cty AA đã làm với tổng chi phí gần 34 tỷ đồng theo biên bản nghiệm thu ngày 10/5/2018 do bà Hạnh đại diện Cty Món Huế ký xác nhận. Về nguyên tắc, số tiền tạm ứng còn thừa hơn 66 tỷ đồng sẽ được cấn trừ tiếp tục cho những dịch vụ khác mà Cty AA cung cấp cho Cty Món Huế. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ công việc, dịch vụ nào được thực hiện, cung cấp.

 Nhiều cửa hàng mang thương hiệu Món Huế đã phải ngừng kinh doanh

Tiếp đến, ngày 9/8/2018, bà hạnh tiếp tục đại diện Cty Món Huế ký hợp đồng tư vấn thiết kế, xây dựng với Cty An Đạt Phú kèm điều khoản chính là An Đạt Phú chỉ định đơn vị trực thuộc là Cty TNHH Tư vấn thiết kế và Xây dựng Tasco (gọi tắt là Cty Tasco) thực hiện thiết kế, thi công công trình Bếp trung tâm Hà Nội. Số tiền tạm ứng theo hợp đồng này là 150 tỷ đồng.

Ngay sau ký kết này, bà Hạnh từ Giám đốc chi nhánh Hà Nội được bổ nhiệm lên giữ vị trí Giám đốc Cty Món Huế. Cũng chính bà Hạnh ngày 17/8/2018 đã ký ủy nhiệm chi 150 tỷ đồng tạm ứng cho An Đạt Phú. Bất ngờ là tại thời điểm bà Hạnh ký hợp đồng, ký ủy nhiệm chi 150 tỷ đồng thì hệ thống thông tin doanh nghiệp vẫn chưa có Cty Tasco, mà phải đến tận ngày 23/8/2018 doanh nghiệp này mới được thành lập. Thậm chí, khi tìm hiểu thì phát hiện tại địa chỉ Cty Tasco đăng ký làm trụ sở chính thì không có doanh nghiệp nào có tên như trên đang hoạt động. Còn sau khi nhận 150 tỷ đồng, đến nay khối lượng công việc của Cty An Đạt Phú hay Tasco vẫn chỉ là số “0” tròn trĩnh.

Còn tại Dự án Bếp trung tâm Long An, bà Hạnh 2 lần ký ủy nhiệm chi với tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng tạm ứng cho Cty TNHH Tư vấn thiết kế VIPHouse UDIC (gọi tắt là Cty VIPHouse). Cty VIPHouse ctrên thực tế không có bất kỳ hoạt động nào tại địa chỉ trụ sở đăng ký và cũng không thực hiện bất kỳ công việc nào theo nghĩa vụ.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 22/10/2018, bà Hạnh còn tiếp tục đại diện Cty Món Huế ký 2 hợp đồng với Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Trang trí nội thất Công trình Không Gian Xanh (Cty KGX) dù công ty này chưa được thành lập. Nội dung chủ yếu vẫn là thiết kế, thi công xây dựng và cung cấp trang thiết bị nội thất cho Dự án Bếp trung tâm Long An. Tổng giá trị 2 hợp đồng này là hơn 560 tỷ đồng và điều khoản thanh toán là tạm ứng trước 50% giá trị, tương đương hơn 280 tỷ đồng. Sau đó, vì không thực hiện bất kỳ công việc nào theo hợp đồng nên Cty KGX đã phải hoàn trả cho Cty Món Huế 90% giá trị tạm ứng, tức khoảng 250 tỷ đồng, Cty Món Huế chịu thiệt hại gần 30 tỷ đồng.

Động cơ nào khiến những cá nhân của Cty Món Huế trở nên “lơ ngơ” ký tá hợp đồng và "mang tiền nhà đi dâng cho đối tác" khi năng lực của họ còn chưa được làm rõ. Có hay không một số lượng lớn công ty được đưa ra chỉ để ký thoả thuận hợp tác và nhận tiền tạm ứng của Cty Món Huế và có người đứng sau đó để hưởng lợi? 

Thương hiệu 1,6 tỷ được "hào phóng" mua 144 tỷ đồng?

Ngoài những bất thường cụ thể đã nêu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, Cty Món Huế đã bị thiệt hại lớn trong khâu mua lại thương hiệu Phở Ông Hùng, Great Bánh mì 1,2 và Phở 99.

Dù phải chi hơn 144 tỷ (trong đó có chỉ có hơn 1,6 tỷ đồng là giá trị thực tế của thương hiệu, còn lại là quyền bảo hộ và chống lại việc đăng ký bảo hộ đối với thương hiệu Phở Ông Hùng), thế nhưng thông tin trên Thư viện Sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) ghi nhận "Phở Ông Hùng" đã bị từ chối để được đăng ký bảo hộ trong hoạt động kinh doanh nhà hàng và ẩm thực năm 2017. Điều này đồng nghĩa, gần 130 tỷ đồng của Cty Món Huế chi cho mục đích đặt ra phải chăng là  vô ích? Các giao dịch giá trị hàng trăm tỷ đồng thời điểm đó do ông Nguyễn Minh Bửu - giám đốc Cty Món Huế trực tiếp ký.

Phải nhấn mạnh, thời điểm ông Bửu, bà Hạnh trực tiếp ký kết các giao dịch, chính ông Huy Nhật là người đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Cty Món Huế và Cty Món Huế thuộc sở hữu duy nhất của Huy Việt Nam. Thế nhưng, ông Nhật đã để cấp dưới ký nhiều hợp đồng và chứng từ trái thẩm quyền, thanh toán những khoản tiền hàng trăm tỷ đồng. Chưa kể, những giao dịch “khổng lồ” này lại được thực hiện hầu hết bằng tiền mặt, lại không có bất kỳ sự thảm khảo ý kiến nào từ chủ sở hữu là Cty Huy Việt Nam.

Đến lúc này, không thể phủ nhận động cơ “mờ ám” trong hàng loạt phi vụ đã diễn ra với sự có mặt của ông Huy Nhật và 2 cộng sự Ngô Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Minh Bửu. Hành vi này không những có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư Việt Nam.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Doanh nghiệp tìm hướng bứt phá

Dịch Covid-19 được kiểm soát, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó của Chính phủ bước đầu phát huy tác dụng. Đây cũng là lúc, nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tìm hướng bứt phá trong giai đoạn tới.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/hang-tram-ty-dong-bi-rut-ruot-tai-chuoi-nha-hang-mon-hue-d125168.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com