Xem nhiều

Công ty Vina Kangaroo ngừng hoạt động: Có dấu hiệu 'ngậm miệng ăn tiền'?

19/09/2018 15:04

Kinhte&Xahoi Dư luận đang hoài nghi cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình có dấu hiệu “ngậm miệng ăn tiền” khi để tài sản của Vina Kangaroo bị xâu xé phũ phàng.

Tòa án đùn đẩy trách nhiệm

Vào thời điểm tháng 5/2017, hàng trăm người lao động, cả chục chủ nợ của công ty TNHH may mặc Vina Kangaroo (Vina Kangaroo) bàng hoàng khi biết hung tin, chủ doanh nghiệp Hàn Quốc này đã bỏ khỏi Việt Nam, để lại khoản nợ hàng chục tỉ đồng.

Điều làm nhiều chủ nợ tạm yên lòng, Vina Kangaroo để lại một khối tài sản lớn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) và diện tích đất đai rộng (đất thuê hàng năm) tại huyện Tiền Hải.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một chủ nợ đã nộp đơn khởi kiện lên TAND tỉnh Thái Bình, yêu cầu Tòa án giải quyết đòi nợ trong hợp đồng mua bán tài sản (Chi nhánh công ty Vina Kangaroo tại Thái Bình trả nợ tiền mua cơm hộp công nhân với số tiền gần 1,6 tỉ đồng- PV).

Khu nhà xưởng công ty Vina Kangaroo

Ngày 20/10/2017, thẩm phán Bùi Tiến Hưng ra thông báo chuyển đơn khởi kiện số 02. Theo đó, TAND tỉnh Thái Bình cho rằng, việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của TAND huyện Tiền Hải.

Lí do TAND tỉnh Thái Bình đưa ra: Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0812000076 ngày 25/10/2012, công ty Kangaroo - Thái Bình không phải là công ty nước ngoài tại Việt Nam, cũng không phải là chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, bị đơn trong vụ án kinh doanh thương mại này là doanh nghiệp Việt Nam; Còn chi nhánh công ty Vina Kangaroo tại Thái Bình chỉ là chi nhánh của công ty Kangaroo – Thái Bình. Vì vậy thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc tòa án cấp huyện nơi công ty Kangaroo có trụ sợ. TAND tỉnh Thái Bình đã chuyển đơn khởi kiện của chủ doanh nghiệp đến TAND huyện Tiền Hải.

Thông báo chuyển đơn khởi kiện của TAND tỉnh Thái Bình do bạn đọc cung cấp

Những tưởng việc đòi nợ bằng con đường tòa án của doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp, ai ngờ ngày 25/10/2017, thẩm phán Lê Thị Thương Huyền (TAND huyện Tiền Hải) lại ra thông báo số 06 trả lại đơn khởi kiện với nội dung: “Chi nhánh Vina Kangaroo tại Thái Bình là công ty TNHH một thành viên, người đại diện theo pháp luật là ông Lee Jae Kyun - Quốc tịch Hàn Quốc đã xuất cảnh về nơi cư trú tại Hàn Quốc. Khi giải quyết tranh chấp tại tòa án, cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước cộng hòa XHCN Việt Nam tại Hàn Quốc và ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện Tiền Hải…

Thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND huyện Tiền Hải do bạn đọc cung cấp

Đến đây, phía người nộp đơn lên toàn án gần như “chết đứng”, không biết bấu víu vào đâu để đòi nợ.

Chưa khai tử doanh nghiệp đã tìm cách khai sinh tài sản

Mới đây, làm việc với PV, một cán bộ Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Bình khẳng định: “Công ty Ha Hae đang làm thủ tục thuê đất (trên diện tích đất công ty Kangaroo đặt nhà xưởng - PV), nhưng phải được Sở cấp đăng ký đầu tư, khi ấy doanh nghiệp mới được giao đất. Họ nộp hồ sơ nhưng Sở không nhận, lý do vì UBND tỉnh chưa có quyết định gì”.

Được biết, ngày 14/7/2017, ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ra văn bảo số 2657 về việc tham mưu giải quyết đề nghị của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam xin thuê lại đất và mua lại tài sản trên đất của công ty TNHH may mặc Vina Kangaroo- Hàn Quốc. Văn bản này được gửi tới các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, tài chính; Cục Thuế; Ban Quản lý các khu công nghiệp; UBND huyện Tiền Hải; Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam.

Văn bản số 2657 của UBND tỉnh Thái Bình do bạn đọc cung cấp

 

Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giải quyết đề nghị của công ty Ha Hae.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Vì sao hậu quả của công ty Vina Kangaroo gây ra cho người dân Việt Nam nói chung và người lao động Thái Bình nói riêng chưa được khắc phục, giải quyết dứt điểm, thì UBND tỉnh Thái Bình lại sốt sắng “rước” một doanh nghiệp Hàn Quốc khác vào thế chân? UBND tỉnh Thái Bình có tính đến chuyện lặp  lại “vết xe đổ” trên đất Tiền Hải hay không?!

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Loạt bài về Công ty Anh Tuấn Phát (Nha Trang) - Bài 1: Những dấu hiệu bất thường của một Công ty vận tải hành khách

Vốn điều lệ chỉ vẻn vẹn 3 tỷ đồng (sau điều chỉnh lên 6 tỷ) nhưng chỉ sau hơn một năm, Công ty vận tải Anh Tuấn Phát đã sở hữu một lượng xe khách rất lớn, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Điều đáng chú ý là, hầu hết các xe đều được các ngân hàng đặc biệt ưu ái cho vay vượt quá giá trị xe hàng tỷ đồng.

Nghi vấn Công ty XNK Việt Phát “ỉm” thông tin phải công bố?

Công ty CP đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Mã: VPG) có rất nhiều thông tin dường như chưa được công bố công khai theo đúng quy định theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 6/10/2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến góp vốn, vay ngân hàng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com