Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

HUD muốn ôm hàng ngàn m2 đất vàng sau cổ phần hóa, Bộ Tài Chính không đồng tình

03/11/2019 10:31

Kinhte&Xahoi Hàng loạt lô đất vàng tại Thủ đô được Bộ Xây dựng đồng ý cho HUD giữ lại sử dụng nhưng Bộ Tài chính không đồng tình.

Video: HUD muốn ôm hàng ngàn m2 đất vàng sau cổ phần hóa, Bộ Tài Chính không đồng tình

Tiến độ cổ phần hóa không đạt kế hoạch đề ra

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ diễn ra vào đầu tháng 7/2019, Ban Chỉ đạo đã thừa nhận tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch đề ra.

Theo danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt thì giai đoạn 2017 - 2020 phải hoàn thành cổ phần hóa 127 Doanh nghiệp. Nhưng đến nay, mới thực hiện cổ phần hóa 35 Doanh nghiệp, đạt 27,5% kế hoạch.

Điều đáng nói là trong bối cảnh tiến độ đang rất chậm, nhiều Doanh nghiệp lớn như Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) đều cho biết không thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Theo các chuyên gia, kết quả cổ phần hóa và thoái vốn tại một số tổng công ty còn hạn chế do gặp khó trong đánh giá, định giá tài sản giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, dự án hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê,…

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh nhiều phức tạp liên quan chủ yếu đến sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất đối với tài sản công, xác định phương án sử dụng đất cũng như giá đất.

Trụ sở của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị (HUD). Ảnh: Lê Hải

Cổ phần hóa, HUD muốn giữ hàng nghìn m2 đất vàng

Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị (HUD) là một trong những cái tên đáng chú ý tiếp tục được Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

HUD là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây Dựng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch và phát triển nhà ở, với hàng loạt dự án quy mô trên cả nước.

Tại thời điểm 31/12/2018, Vốn Nhà nước sở hữu tại Doanh nghiệp này là hơn 3405,6 tỷ đồng. (Theo thông tin của Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng)

Tại Báo cáo thường niên năm 2018, Doanh thu thuần của HUD đạt 6017,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 212,2 tỷ đồng, nợ phải trả là 9754,8 tỷ đồng, tổng tài sản đạt giá trị 13.748,8 tỷ đồng.

Được biết, tiến độ cổ phần hóa tại HUD đang gặp phải nhiều khó khăn từ nhiều năm nay và doanh nghiệp này trước đó từng phải xin lùi hạn chót hoàn thành cổ phần hóa từ năm 2017 sang năm 2020.
 
Mới đây nhất, Tại Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg Về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/8/2019, HUD sẽ được cổ phần hoá chậm nhất vào cuối năm 2020 và nhà nước sẽ thoái hết vốn hoặc giữ dưới 50% vốn tại công ty này.

Toà nhà Văn phòng HUD Tower, số 37 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, có diện tích 6.500m2. Ảnh: HUD

Tuy nhiên, việc cổ phần hóa tại HUD đang trở nên phức tạp sau khi Bộ Xây dựng đề xuất doanh nghiệp được giữ lại nhiều lô với diện tích hàng nghìn m2 tại Hà Nội nhưng Bộ Tài chính không đồng tình với phương án trên.

Theo đó, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Xây dựng về phương án xử lý nhà đất do HUD sử dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hiện HUD đang quản lý 21 cơ sở nhà, đất ở Hà Nội. Trong đó, Bộ Xây dựng đề xuất để doanh nghiệp được giữ lại nhiều lô có diện tích lớn như toà nhà Văn phòng HUD Tower, số 37 Lê Văn Lương, bãi đỗ xe tại hồ Linh Đàm hay văn phòng điều hành Ban Quản lý dự án khu vực I thuộc dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình…


Toà nhà Văn phòng HUD Tower được Bộ Xây dựng đề xuất xem xét đưa ra khỏi đối tượng nằm trong quy định về tài sản công của Nghị định 167. Ảnh: Lê Hải

Cụ thể, Đối với lô đất làm toà nhà Văn phòng HUD Tower, số 37 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (có diện tích 6.500m2), Bộ Xây dựng đề xuất xem xét đưa ra khỏi đối tượng nằm trong quy định về tài sản công của Nghị định 167. 

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, căn cứ nghị định này và hồ sơ pháp lý của khu đất thì tài sản này thuộc phạm vi áp dụng Nghị định 167. Cơ quan này đề nghị Bộ Xây dựng căn cứ quy định này để rà soát, đề xuất phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất này. Trường hợp Bộ Xây dựng xác định không thuộc đối tượng của Nghị định 167 và không đề xuất phương án xử lý thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định.

Lô đất thuộc dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm đang được HUD cho thuê. Ảnh: HUD

Với 2 lô đất là: Cơ sở hiện tại là văn phòng điều hành Ban Quản lý dự án khu vực I, lô CC3 thuộc dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm (diện tích đất gần 1.700m2) và lô đất khác thuộc dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm đang được cho thuê, Bộ Xây dựng đều bày tỏ quan điểm thống nhất với đề xuất của HUD rằng, doanh nghiệp được giữ lại để tiếp tục sử dụng.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, những lô đất này chưa sử dụng đúng mục đích, HUD đang cho doanh nghiệp khác thuê. Bộ Xây dựng không báo cáo rõ việc chấm dứt thuê tại cơ sở này, do đó phương án đề xuất tiếp tục sử dụng là chưa phù hợp quy định. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo HUD chấm dứt việc cho thuê và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đối với cơ sở này.

“Trường hợp HUD không chấm dứt cho thuê, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội thu hồi. Còn nếu chấm dứt rồi thì Bộ Xây dựng báo cáo cụ thể phương án sắp xếp, xử lý”, Bộ Tài chính cho hay.

Bãi đỗ xe tại khu vực Hồ Linh Đàm, Hà Nội.

Bên cạnh đó, có 5 cơ sở của HUD đang làm bãi đỗ xe với diện tích 2.400m2. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng các cơ sở này được đánh giá phù hợp về chức năng sử dụng đất với quy hoạch được duyệt. Do vậy, Bộ Xây dựng đề xuất giữ lại tiếp tục sử dụng. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo HUD làm rõ và khẳng định việc sử dụng đúng mục đích làm bãi đỗ xe của 5 cơ sở trên.

Riêng bãi đỗ xe tại hồ Linh Đàm, Hoàng Mai, Bộ Xây dựng cho biết, cơ sở này không phù hợp với quy hoạch. Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý theo quy định. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng nêu rõ không có nhu cầu sử dụng

Một kiot tại phường Phương Liệt, diện tích hơn hơn 100m2 cũng được Bộ Xây dựng đề xuất để HUD tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết cơ sở này đang xảy ra tranh chấp nên tạm thời chưa phê duyệt phương án trên. Bộ cũng đề nghị Bộ Xây dựng yêu cầu HUD giải quyết triệt để tranh chấp trước khi có phương án sắp xếp. 

 Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com