Xem nhiều

ĐBQH lo ngại việc quản lý đầu tư các siêu dự án của doanh nghiệp Xuân Trường

24/12/2018 09:27

Kinhte&Xahoi ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị làm rõ, trả lời một số vấn đề. Một số ĐBQH, chuyên gia cũng lo ngại về quản lý đầu tư các dự án du lịch tâm linh.

Lo ngại đầu tư dàn trải và chỉ định thầu không đúng quy định

Trong văn bản vừa gửi tới Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Bêlarút  đề nghị Bộ trưởng quan tâm, làm rõ và sớm có văn bản trả lời về một số vấn đề thuộc quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

Theo đó, vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về sự bất hợp lý trong phân bổ vốn ngân sách liên quan đến các dự án do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường (viết tắt là: Doanh nghiệp Xuân Trường) đầu tư trong lĩnh vực du lịch tâm linh như: Dự án Hồ núi Cốc (Thái Nguyên); Dự án Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Dự án Tam Chúc (Hà Nam) và một số công trình giao thông khác.

Công văn gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy.

Các dự án trên đều có mô hình chung là đề xuất tổng vốn đầu tư rất cao (trên 10.000 tỷ đồng) nhưng trong đó chủ yếu là vốn nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương). Điển hình như Dự án Hồ núi Cốc, theo thông tin từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ trả lời báo chí thì tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp bỏ ra chỉ vài trăm tỷ đồng, còn lại là vốn nhà nước. Tại dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn mà doanh nghiệp này đề xuất mới đây cũng tái diễn kịch bản tương tự khi doanh nghiệp đề nghị "Nhà nước giải phóng mặt bằng và làm toàn bộ phần hạ tầng” để bàn giao cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu tâm linh, dịch vụ và khai thác".

Cách triển khai tại các dự án trên có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu… Vậy tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết: Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn và cần ưu tiên cho những lĩnh vực then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, việc quyết định chủ trương đầu tư cho các dự án trên có đúng pháp luật không? Bộ trưởng có giải pháp gì để phòng ngừa, ngăn chặn những dự án tương tự xảy ra?” – đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi.

Dự án Khu du lịch Hồ núi Cốc hiện khó khăn vì thiếu vốn.

 

Tại văn bản, đại biểu còn đặt vấn đề, vừa qua, Doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất xây dựng Tuyến đường hành hương từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia qua Chùa Hương (Hà Nội), qua Tam Chúc, Ba Sao (Hà Nam), về Bái Đính (Ninh Bình). Giai đoạn trước mắt thực hiện đoạn đi qua Hà Nội nằm trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ - TTg ngày 31/3/2016, giao UBND Hà Nội tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ và bố trí vốn.

Xung quanh đề xuất này, theo báo chí phản ánh có dấu hiệu trục lợi từ Doanh nghiệp Xuân Trường vẽ ra tuyến đường hành hương đi qua 3 khu du lịch do doanh nghiệp đầu tư để đặt các trạm thu phí, thương mại hoá chủ trương phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước trong bối cảnh các trạm thu phí BOT trong thời gian qua khiến dư luận hết sức bức xúc chứ không thực tâm phát triển du lịch theo chủ trương được duyệt.

Mặt khác, những tuyến đường này nếu như được đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu (phải đấu thầu công khai, rộng rãi chứ không thể chỉ định thầu cho một doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để chỉ định thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu 2013). Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc chỉ định thầu cho DN Xuân Trường xây dựng tuyến đường trên có đúng với Luật Đấu thầu không?

Nhiều thông tin đầu tư vẫn là ẩn số

Nhiều năm qua, DN Xuân Trường là chủ đầu tư của nhiều dự án Khu du lịch tâm linh lớn ở nhiều địa phương như Khu du lịch Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình), Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam), Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). Đó là chưa kể hai dự án đang được DN đề xuất gồm Khu du lịch tâm linh đảo Cái Tráp (Hải Phòng) và Khu du lịch tâm linh Hương Sơn (Hà Nội).

Theo thông tin được báo chí truyền thông đăng tải thì các dự án này đều có vốn đầu tư rất lớn: Khu du lịch Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình): 14.000 tỷ đồng, Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam):11.000 tỷ đồng, Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên): 15.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể hai dự án đang được DN đề xuất gồm Khu du lịch tâm linh đảo Cái Tráp (Hải Phòng): 9.800 tỷ đồngvà Khu du lịch tâm linh Hương Sơn (Hà Nội): 15.000 tỷ đồng. Song theo chính thông tin từ bản báo cáo mà DN này gửi UBND TP Hà Nội gần đây thì các dự án trên đều đội vốn lên khá lớn: Khu du lịch Bái Đính – Tràng An sau 14 năm thi công hiện đầu tư 17.000 tỷ đồng và vẫn chưa hoàn thành. Đặc biệt, Khu du lịch Tam Chúc theo báo cáo mới đây của doanh nghiệp vốn đầu tư lên tới hón 20.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với con số được báo chí công bố gần đây.

Tuy nhiên, có một điều khiến dư luận thắc mắc là các dự án có số vốn khủng như vậy đều được giao cho DN Xuân Trường làm chủ đầu tư nhưng không thấy thông tin công bố cụ thể cơ cấu vốn bao nhiêu là ngân sách Trung ương, bao nhiêu là ngân sách địa phương, bao nhiêu là nguồn vốn của doanh nghiệp và nguồn vốn khác.

Như tại dự án Hồ Núi Cốc, được nêu tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng. Từ năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên và DN Xuân Trường đã khởi công và đến nay, theo thông tin báo chí đã có hơn 2.000 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước đầu tư cho giải phóng mặt bằng nhưng đến thời điểm này "siêu dự án" nhóm A này vẫn chưa được phê duyệt theo quy định, trình tự thủ tục phải xin ý kiến Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư vẫn chưa được thực hiện xong các văn bản pháp lý liên quan. Tháng 10/2017 HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh giảm quy mô, nguồn vốn xây dựng của dự án từ 9.980 tỷ đồng xuống còn 6.838,3 tỷ đồng, trong đó đề xuất vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%, còn lại là ngân sách địa phương; chuyển 3 hạng mục dự án ra khỏi danh mục đầu tư của dự án; đồng thời nhất trí chủ trương đầu tư các hạng mục này theo hình thức đối tác công tư (PPP) - Hợp đồng BT..

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng khẳng định lại rằng Dự án Khu tâm linh Hồ Núi Cốc có tổng mức đầu tư rất lớn, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương (chưa cân đối vốn cho dự án), việc cân đối vốn cho dự án chỉ được thực hiện khi có nguồn bổ sung đầu tư phát triển kế hoạch trung hạn và phải được Quốc hội và Chính phủ xem xét.

Do đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã báo cáo xin ý kiến và ngày 15/1/2018 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã có Văn bản số 246-KL/TU cho phép thực hiện Dự án hạ tầng Khu tâm linh Hồ Núi Cốc sang giai đoạn sau năm 2020.

Nhiều chuyên gia, đại biểu lo ngại

Cũng liên quan đến dự án này, trả lời báo chí, PGS. TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) cho biết, Ngay từ khi doang nghiệp có chủ trương thì Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam có tổ chức hội thảo mời phản biện thì lúc đó mới ngớ người ra không phải Xuân Trường làm hết. Việc lập đồ án không ổn tí nào, doanh nghiệp nói sẽ đầu tư tới hơn 16 nghìn tỷ nhưng thực chất Nhà nước phải bỏ ra 14000 tỷ, doanh nghiệp bỏ ra vài trăm tỷ. Đấy là chưa nói dự án này đang có vấn đề trong việc nâng đập lên có khả thi không, an tòan đập... Tôi cho rằng Hồ núi Cốc là một hồ thủy lợi và hồ cấp nước cho thành phố Thái Nguyên mà xây dựng lên đỉnh hồ khu du lịch lớn như vậy là rất nguy hiểm. Dự án Hương Sơn, doanh nghiệp cứ nói lợi ích mang lại kinh tế cho ngân sách 1000 tỷ/năm nhưng đầu tư tới 15000 tỷ đồng vậy tiền đầu ra, thu lợi bao nhiêu? Vấn đề kinh tế phải làm rất rõ không thì cuối cùng thì vẫn là tiền ngân sách, tiền của dân mà doanh nghiệp được lợi...

Tại các dự án do DN Xuân Trường làm chủ đầu tư, dư luận cũng có nhiều thắc mắc về vấn đề chỉ định thầu, như việc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường được chỉ định thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường Bắc Sơn kéo dài đoạn từ Km0+00 đến Km3+500 (nút giao đường Tố Hữu) theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư lên tới trên 1.079 tỷ đồng (hợp đồng BT).

Cũng liên quan tới các dự án này, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Những công trình đầu tư theo dạng như thế này thì Chính phủ và thành phố Hà Nội phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng làm sao cho thật phù hợp. Bởi đầu tư công trong bối cảnh hiện nay phải đặt vấn đề “ích lợi, lợi nhà” lên hàng đầu. Việc đầu tư các cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn chế thì nguồn xã hội hóa rất quan trọng nhưng phải cẩn thận tránh tình trạng lợi dụng xã hội hóa để biến đất đai, tài sản của Nhà nứơc, cộng đồng thành của riêng. Phải cân nhắc thật kỹ lưỡng những dự án nào cần trỉên khai trước bằng nguồn ngân sách, rồi phân bổ ra sao cho phù hợp, dự án nào nên huy động nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, xã hội hóa nhưng vẫn phải đảm bảo ngân sách cho Nhà nước không thể bị thất thoát, đặc biệt tránh tình trạng chỉ thầu.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.

 

"Doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị đề xuất và được đầu tư nhiều khu du lịch tâm linh lớn như Bái Đính, Ba Sao – Tam Chúc, Hồ Núi Cốc rồi bây giờ lại tới Hương Sơn, Mỹ Đức.Theo tôi, các khu du lịch này đều là những nơi có di sản quốc gia vì vậy việc quản lý hết sức cẩn thận. Các thủ tục đầu tư phải đảm bảo đầy đủ quy định, công khai, minh bạch, có sự tham vấn ý kiến ý kiến từ Trung ương đến địa phương tránh tình trạng để một địa phương tự quyết định.

Vừa qua báo chí phản ánh đơn vị này cũng xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ nhưng thực chất ngân sách Nhà nước phải bỏ ra 14000 tỷ. Nếu đúng câu chuyện như này thì chúng ta phải rút kinh nghiệm khi mà bàn giao cho doanh nghiệp này các công trình. Nếu có tình trạng này thì phải thanh tra, xem xét xử lý trách nhiệm lấy cái đó là bài học khi thực hiện các dự án khác."

 

Theo ANTT/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com