Xem nhiều

Bột phong thủy Alofa có đang lừa dối khách hàng?

Theo những lời quảng cáo trên khắp các trang mạng xã hội và đại lí bán hàng, chỉ cần bỏ ra mấy trăm nghìn đồng là có ngay gói bột phong thủy Alofa giúp tẩy uế, trừ tà, có khả năng “đuổi hết những gì...

Tròn mắt với hóa đơn bữa hải sản giá 85 triệu đồng tại Đà Nẵng

20/08/2019 11:42

Kinhte&Xahoi Sau khi tiếp đón đón khách tại một nhà hàng ở Đà Nẵng với hoá đơn bữa ăn lên tới hơn 85 triệu đồng, một vị khách đã đăng tải hoá đơn kèm những lời “bóc phốt” nhà hàng lên mạng xã hội.

Cách đây vài ngày, một tài khoản Facebook có nickname N.L.P. đã chia sẻ hoá đơn thanh toán tại một nhà hàng M.H. trên đường Võ Nguyên Giáp (Quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Ngoài ra, tài khoản này cũng tố cáo nhà hàng lợi dụng đoàn khách nước bạn sang chơi để “chặt chém”.

Cụ thể, người này chia sẻ: “Các anh đi du lịch Đà Nẵng nên tránh xa cái quán này, lợi dụng có khách nước bạn sang chơi, anh em tiếp đón ở Đà Nẵng, ăn thuần túy, không có cái gì khác ngoài ăn mà tính tiền kiểu này thì ai mà không khiếp sợ.”

Số tiền phải thanh toán trên hoá đơn là 85,3 triệu đồng. Trong đó, các món bị tính tiền cao nhất là tôm hùm, tôm tít, mực ống, nghêu, cá. Đây chính là điều khiến vị khách này tỏ ra không hài lòng.

Hoá đơn gây tranh cãi.

Dù tài khoản N.L.P. đã xoá bài đăng trên tường nhà mình, nhưng cộng đồng mạng đã nhanh tay chia sẻ lại khắp các hội nhóm. Rất nhiều bình luận trái chiều đã nổ ra trên mạng xã hội, người thì bảo vệ nhà hàng, người lại cho rằng giá như vậy là cao. 

Tài khoản T.Q.B. cho rằng: “Ngoại trừ tôm hùm với tôm tít hơi đắt, còn lại ăn ở khu du lịch thì như thế thôi. Loại chát lại toàn là loại ăn nhiều.”

Một tài khoản khác có tên D.A. cho hay: “Tôm hùm còn đắt hơn cua Hoàng đế à. Trong khi Cua Hoàng Đế có 3,6 triệu, thì đây tôm hùm tận 4,4 triệu.”

Tuy nhiên, đa phần các bình luận trên mạng đều nói rằng, các mức giá trên là ở mức chấp nhận được vì có tầm nhìn hướng biển. Hơn nữa đoàn cũng đi rất đông người, mà lại gọi toàn đồ ngon với số lượng nhiều, thì giá đó cũng không phải là đắt.
 
Trao đổi với anh Dương Hiển Thanh, quản lý nhà hàng thì được biết, đoàn khách có đến ăn vào ngày 15/8 vừa qua. Tổng cộng có đến 40 - 50 khách, bao gồm cả trẻ em.

Ảnh minh hoạ

“Đoàn khách người Lào không đặt bàn trước mà cứ đến là ăn. Họ cũng là khách quen đã đến ăn vài lần tại đây”, anh Thanh nói. 

Cũng theo anh Thanh, về một số phản hồi cho rằng hải sản có giá quá đắt, phía nhà hàng cũng đã niêm yết giá toàn bộ các món ăn. Phía khách hàng lúc ăn cũng đã biết và vui vẻ thanh toán. Giá của tôm hùm cũng là loại nặng hơn 2 kg/con, chứ không phải loại nhỏ. 

“Khách thanh toán xong còn mượn thêm bát đũa mang về và đặt cọc 200 nghìn đồng, chứ không hề có hiềm khích hay phản hồi gì”, anh Thanh chia sẻ thêm.

Còn về thông tin chủ nhà hàng phản hồi hoá đơn phải lên tới 90 triệu đồng do thiếu 4 triệu tiền cua trên mạng xã hội theo anh Thanh là thông tin chưa được kiểm chứng.

Sự việc cũng đã khép lại khi anh N.L.P. đã xoá bài đăng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho các khách du lịch, nên hỏi giá trước để phù hợp với khả năng chi tiêu của mình.

/*Tiêu đề do Phapluatplus.vn đặt lại.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng để người Việt tự hào hàng Việt… “gốc” ngoại

Điện thoại thông minh SAMSUNG, bột giặt OMO hay sữa tắm DOVE… đều được sản xuất ở Việt Nam, nhưng nó là sản phẩm của những tập đoàn đa quốc gia. Liệu người Việt có thể tự hào gọi đó là “hàng Việt Nam”? Điều này đòi hỏi Bộ Công Thương phải tính toán kỹ trước khi công bố chính thức Thông tư quy định về hàng Việt trong thời gian sắp tới.

Nguồn: Dân Trí/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com