Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Những người Hà Nội “cũ”

09/09/2019 06:46

Kinhte&Xahoi Một ngày mùa thu Hà Nội vào mùa trăng non, đi tìm những đồ vật giờ đây chỉ còn lại những cái tên gợi nhớ lại thời xa vắng. Những người cuối cùng lưu giữ cả ký ức tuổi thơ biết bao thế hệ người Hà Nội xưa, họ là ai?

Người đàn ông phố cổ

5 giờ 30, khi con phố Hàng Quạt vẫn còn chưa dậy, sáng mùa thu Hà Nội “mát trong”, ông Phạm Văn Quang trở dậy, đi bộ vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Đấy là thói quen mỗi buổi sáng, nơi ông hòa mình vào những điều rất Hà Nội. Có khi là trò chuyện với vài ông bạn già, có khi ngắm cây lộc vừng mới nở, khi là hít nhẹ mùi hoa sữa trong gió thu thoảng bay.

Tất cả những điều lãng mạn của Hà Nội, ông thu vào tầm mắt để phục vụ cho những sáng tạo của mình. Ở phố cổ ai cũng biết, ông Quang là “thợ thuyền” lành nghề làm khuôn bánh ngót 40 năm. Tất cả những gì của Hà Nội, ông đều ghi nhớ tỉ mỉ, biến nó thành những hình hài khuôn bánh vô cùng đa dạng.

7 giờ 30, sau khi vẫn giữ nếp cũ, ông dọn dẹp cửa hàng nhỏ của mình nằm trên phố hàng Quạt. Căn nhà số 59 khiêm nhường nép mình bên những cửa tiệm lớn. Tuy vậy, nó vẫn được nhiều người chú ý bởi sự cổ kính, nét xưa mộc mộc và treo đầy những khuôn gỗ đủ hình thù ngay trước hiên nhà.  Ông Quang kể đây là căn nhà bố dựng lại sau chiến tranh, ông giữ đến bây giờ vì nhớ hương vị xưa của Hà Nội, với ô thoát hiểm, gác xép, mái hiên nhỏ bé. 

Cửa tiệm nhỏ chỉ rộng khoảng 10 mét vuông, mọi đồ đạc trong tiệm đều gợi những nét xưa hồn cũ. Từ chiếc ti vi thời bao cấp treo sát trần nhà, bức tường loang lổ, chiếc tủ ọp ẹp tro đủ đinh, búa, ấm trà... đều những vật gắn bó từ hồi ông sống ở Hà Nội.

Ông Quang gắn bó với nghề làm khuôn bánh ở phố hàng Quạt đã hơn nửa đời người.

Ông Quang pha ấm trà đặc, tiếng “cạch, cạch” vang lên quen thuộc vào mỗi sáng, gợi về những phố cũ một thời nổi tiếng nghề chạm, khắc gỗ. Ông kể, mỗi chiếc khuôn đều là hàng đặt, tùy nhu cầu của khách mà ông đáp ứng. Mỗi chiếc làm theo thời gian khác nhau, có cái vài ba hôm có khi một tuần. Khách chỉ cần đưa ý tưởng, còn ông thỏa thuê múa vẽ lên những chiếc khuôn. Ông khảng khái đó là “sáng tạo nghệ thuật”, dù ông chưa bao giờ nhận mình là người nghệ nhân.

Ông khiêm tốn rằng, là “thợ thuyền phố cổ gần 40 năm, phục vụ khách, chứ chả phải là nghệ nhân, nghệ sĩ gì cả”. Dù ai cũng biết, khuôn bánh ông Quang đẹp nhất nhì Hà Nội, cũng là “tay thợ” kĩ tính, tài hoa có chút “ngông” mấy ai bì kịp.

Trên chiếc bàn cũ kĩ, ông dùng chiếc dao chạm tỉ mẩn “vẽ”từng đường nét lên miếng gỗ thô. Gỗ làm khuôn bánh là gỗ thị, gỗ xà cừ vì các loại gỗ này rắn, chắc, chịu được lực mạnh, có thể giữ được hoa của gỗ khi bào, đục. Cũng là hai loại gỗ “ưa” nhất để làm khuôn bánh.

Mùa trăng non, tầm trước rằm tháng tám, ông Quang lại lang thang tìm hiểu thị trường. Câu chuyện bên ấm chè, ông bảo “làm gì thì làm phải tìm hiểu nhu cầu thị trường”, “hiểu tâm tư người ta, chạm đúng tâm lý thì sản phẩm mới sống được”. Còn “cái tôi” của mình, chất lượng làm ra phải để khách hàng đánh giá.  Ông Quang chú ý đến quy trình tạo ra một chiếc bánh trung thu từ khuôn gỗ để đong đếm cách khắc khéo léo để có sản phẩm ăn ý nhất. 

Dù là sản phẩm thủ công, nhưng người đàn ông này luôn thức thời, vừa tài hoa, vừa có chút “ngông” của “tay thợ lành nghề”. Sống ở Hà Nội gần một đời người, nhìn những thay đổi của thủ đô, là lớp người “đã cũ” ông ngậm ngùi nhớ về những ngày “vang bóng”.

Căn tiệm nhỏ không chỉ là “thánh đường nghệ thuật” của riêng ông, đó còn là nơi ông giới thiệu văn hóa Hà Nội.Ông hồ hởi kể về cơ duyên với nữ phóng viên người Mỹ - Catherine Karnow mỗi lần đến Việt Nam đều ghé tiệm ông, ông lại kể về bánh, về trung thu về Hà Nội. Rất nhiều du khách nước ngoài tìm đến tiệm nhỏ như một “chốn đi về của văn hóa”, tất cả đều gói gọn qua bàn tay tài hoa, qua những câu chuyện quê hương dung dị của ông Quang. 

Chiếc thuyền nhỏ, món đồ gợi cả ký ức tuổi thơ người Hà Nội

Thuyền trưởng tàu sắt tây

13 giờ, rời khu phố cổ tôi tìm về Khương Hạ, trước đây cả làng Khương Hạ có hơn 60 hộ chuyên làm đồ chơi trung thu bằng sắt tây. Cứ mỗi dịp Trung thu về thì làng trên xóm dưới lại tấp nập người ra vào lấy hàng. Tiếng gõ búa, tiếng gò thép náo nhiệt. Khương Hạ bây giờ đã là phố, nhà cửa san sát, nhưng “hồn cũ” vẫn còn, cả làng còn gia đình ông Nguyễn Mạnh Hùng (53 tuổi) làm tàu thủy sắt tây. 

Nhà ông Hùng nằm trong hẻm nhỏ ở phố Khương Hạ, nhà chẳng biển hiệu, chỉ dòng chữ sơn tay nghệch ngoạc: “Bán tàu thủy sắt tây”. Nhà trong phố, khoảng sân thượng là không gian ông làm bạn với tiếng đe, tiếng búa, sơn và những đồ chơi bằng sắt. Là con ông Tư Nhâm, người làm tàu thủy có tiếng Hà Nội từng lên báo Pháp, ông Hùng gắn bó từ năm 12 tuổi. Thời thế thay đổi, ông vẫn cặm cụi với nghề cũ quanh năm. 

Cái bí quyết như thế nào để tàu này có thể chạy và kêu ông nhỉ?

Trong thân tàu có khoang chứa nước, phía dưới làm bằng sắt, phía trên tôi phủ lớp đồng mỏng. Hai ống dẫn ra ngoài vỏ tàu. Khi khoang chứa đốt nóng bằng dầu, lá đồng trên giãn nở không đều và phồng lên. Nước hút vào qua đầu ống sau đó lại làm mát khiến lá đồng xẹp xuống, đẩy nước theo ống còn lại. Lặp đi lặp lại là tàu chạy được.

Tiếng kêu “pạch.. pạch.. pạch” đặc trưng. Ông Hùng có vẻ kiệm lời, dành toàn tâm vào công việc làm tàu thủy. Ông kể bản thân chưa bao giờ thấy chán, gắn bó với nghề quá nửa đời người, lưu giữ cả một thời kí ức Hà Nội.

Thời hiện đại, những chiếc tàu thủy sắt tây khiêm nhường ở góc cửa hàng của nhà ông Hùng phố hàng Thiếc, hay một hai cái hiếm hoi vài gánh hàng đồ chơi phố cổ. Cách đây chừng 20 năm, những món đồ như tàu thủy sắt tây là cả nềm ao ước dịp trung thu, thế giới tuổi thơ thu lại trong màu sơn ta quen thuộc ấy. Chúng giản dị nhưng chứa đựng cả những câu chuyện đầu thú vị, đong đầu cả ước mơ, cả phong vị trung thu Hà Nội. 

Giờ trẻ con ít biết đến món đồ chơi truyền thống, nhưng ông vẫn đều đặn làm mỗi năm. Chủ yếu là khách đặt, đến tận nhà tìm mua, cốt là tìm về “nét xưa hồn cũ” một thời của người Hà Nội. Còn thi thoảng bán đi các tỉnh, bán cho khách nước ngoài, họ cũng yêu thích món đồ chơi truyền thống của Việt Nam. Ông Hùng có vẻ ngoài phong trần, tuy ít nói nhưng rất xởi lởi nhiệt tình. Ông sẵn sàng đón bất cứ ai đến nhà để cùng trải nghiệm những công đoạn làm thuyền. Chia sẻ cả những câu chuyện dung dị về một món đồ chơi “một thời vang bóng”. 

Giữa phố xá nhộn nhịp, vị “thuyền trưởng” tàu thủy sắt tây duy nhất còn sót lại duy nhất ông Hùng. Có vẻ ông đơn độc trên chuyến tàu, nỗi lo thất truyền hay mai một nghề vẫn là nỗi đau đáu. Dù con ông rất thích thú công việc của bố, cháu học rất nhanh nhưng sau này số phận những chiếc tàu vẫn rất chông chênh. Dù vậy,  ông Hùng vẫn miệt mài gắn bó với nghề. Dù công việc không vất vả những đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công của người làm rất cao. 

Vị “thuyền trưởng” tàu sắt tây duy nhất ở Hà Thành

Tìm về những nét truyền thống của trung thu, nhìn ngắm những gì mà những nghệ nhân như ông Quang, ông Hùng đang cố gắng giữ gìn, mới thấm thía cái tình người Hà Nội dành cho mảnh đất này. Dù “vận đổi sao rời”, nhưng những con người Hà Nội vẫn dành tất cả sự trân quý nhất lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội – một thời vang bóng. Họ dành hết cả tâm sức để tạo nên những điều thật đẹp. 

Kết thúc buổi trò chuyện dài, ông Quang nhấp chén trà đặc. Đứng lặng trước của tiệm nhỏ nhìn ngắm phố hàng Quạt: 

Phố xưa bây giờ khác quá.

Tôi nhớ cái thời ngày xưa, người ta tấp nập về hàng Quạt, hàng Thiếc rồi lại sang Đồng Xuân, hàng Mã mua đồ làm bánh. Ai cũng hồ hởi, ai cũng hào hoa thanh lịch. Phố xá đông vui nào là đèn kéo quân, trống cơm, múa lân sư tử. Sao mà thấy thương thế!

Có lẽ, ông Quang, ông Hùng bất cứ người nào ở Hà Nội, gắn bó máu thịt mảnh đất này đều nhung nhớ những dư vị tết thu xưa. Tất cả chỉ là quá vãng, như âm thanh “cạnh cạnh”, “bạch..bạch” nhỏ bé, lép mình giữ huyên náo của Hà Nội ngày nay. Cũng như một giấc mộng dài, cho chúng ta tìm về “nét xưa hồn cũ”.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội rộn ràng khai mạc Tết Trung Thu truyền thống 2019

Tối 6/9/2019, tại phố Bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã khai mạc Tết Trung Thu truyền thống năm 2019, với nhiều hoạt động trưng bày, tương tác tại các điểm di tích trong khu Phố cổ Hà Nội.

Nhức nhối vi phạm trật tự đô thị xung quanh khu vực hồ Tây

Sau nhiều tháng hoàn thành việc cải tạo, lát mới vỉa hè theo tiêu chuẩn quy định thiết kế mẫu vỉa hè đường phố đô thị của UBND thành phố Hà Nội, khu vực đường đi dạo, vườn cây xung quang hồ Tây đã bị chiếm dụng trở lại làm nơi để xe, kinh doanh, buôn bán trái quy định.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com