Xem nhiều

Lá phiếu và trách nhiệm công dân: Góp “viên gạch hồng” xây dựng Tổ quốc

23/05/2021 07:32

Kinhte&Xahoi Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lá phiếu cử tri có một giá trị rất cao quý, nó là một dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân thật sự làm chủ nước nhà”.

Lá phiếu trách nhiệm.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND chính là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ đất nước của mình thông qua lá phiếu bầu. Có thể nói, mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả là “viên gạch hồng” góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam.

Tầm quan trọng của lá phiếu cử tri

Thông báo với giới truyền thông về danh sách chính thức 868 người ứng cử ĐBQH khóa XV ở 184 đơn vị bầu cử để bầu ra 500 ĐBQH, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường cho biết, trong danh sách này có 393 ứng viên nữ, chiếm 45,28%, tăng 6,31% so với khóa XIV. Về trình độ chuyên môn, có 564 người trên đại học, chiếm gần 65%; trình độ đại học 294 người, chiếm gần 34%. Trong quá trình hiệp thương, các cơ cấu kết hợp đã được cân nhắc kỹ để bảo đảm tính đa dạng, đại diện cho mọi vùng miền, mọi tầng lớp, thành phần xã hội. Những thống kê rất cụ thể kể trên đã chứng minh điều đó. 

Thế nhưng, đó mới chỉ là điều kiện cần. Mục tiêu cao nhất là thiết lập Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri để trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân để đứng trong cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. 

Về mặt thể chế, phương thức bầu cử được quy định trong Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND hiện nay - cũng là phương thức tiến bộ được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng - đã bảo đảm bốn nguyên tắc quan trọng nhất: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Theo Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định đối với việc bầu cử ĐBQH thì ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật, được Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân; thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật); mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 40 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; danh sách ứng cử viên cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn.

Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo... Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.

Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu. Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, Luật Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND quy định việc bầu cử ĐBQH được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.

Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Như vậy, mọi quy định của pháp luật về bầu cử đã tạo ra những cơ chế rộng rãi nhất, thuận lợi nhất, dân chủ nhất để người dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình…

Nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri

Nói bầu cử là nghĩa vụ bởi nếu công dân/cử tri không đi bầu cử thì không thể thành lập các cơ quan lập pháp, hành pháp như luật định. Nếu không bầu cử thì không có ĐBQH và từ đó không thể thực hiện việc bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, không thể phê chuẩn các chức danh khác theo luật định. Không có Nhà nước thì không thể thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, cũng không thể thực hiện việc bảo đảm tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước.

 Lá phiếu nhẹ nhưng trọng trách nặng nề.

Điều này cũng có nghĩa rằng công dân không thực hiện nghĩa vụ bầu cử thì đã xâm phạm đến quyền ứng cử của công dân khác bởi các ứng cử viên đó không có ai bầu thì không thể trở thành các ĐBQH và HĐND các cấp.

Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định nhiều nghĩa vụ của công dân liên quan đến đất nước, như “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc” (Điều 44), “Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45), “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” (Điều 46)… Hay về các quyền của công dân, như “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3), “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HNĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6), “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” (Điều 21)… Có thể thấy công dân chỉ có thể thực hiện đầy đủ các quyền đó trong sự bảo đảm của Nhà nước. Như vậy, nếu không có Nhà nước và chính quyền các cấp do không có hoạt động bầu cử thì các nghĩa vụ và các quyền của công dân không thể thực hiện đầy đủ.

Thực tế qua nhiều cuộc bầu cử, bên cạnh số đông cử tri tâm huyết với đất nước, nêu cao trách nhiệm công dân, cũng còn một bộ phận cử tri có biểu hiện bàng quan, lơ là với việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp. Biểu hiện  phổ biến ở những cử tri này là thiếu quan tâm đến cuộc bầu cử, coi sự kiện chính trị quan trọng này không có liên quan đến bản thân mình, nên thường nhờ người khác bầu hộ, thậm chí không tham gia bỏ phiếu. Một bộ phận không nhỏ cử tri không tìm hiểu kỹ về nhân thân các ứng cử viên, không căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu để so sánh, lựa chọn người thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Có cử tri khi cầm lá phiếu trong tay vẫn chưa biết số lượng đại biểu được bầu, chưa hiểu biết về từng ứng cử viên, nên gạch tên đại biểu một cách vô thức, rồi bỏ vào hòm phiếu để được đóng dấu “đã đi bầu”...

Từ đó cho thấy, ý kiến nói cử tri có thể đi bầu cử hoặc không vì chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ là một ý kiến sai trái, ngụy biện và trái với cả thực tiễn lẫn pháp lý. Những biểu hiện của một bộ phận công dân như đã nói ở trên là không những tự mình tước bỏ quyền lợi thiêng liêng của mình mà còn là hành xử thiếu trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc... 

 Hoa Bùi - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận Hoàn Kiếm: Hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5

Chỉ còn vài giờ nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Chiều ngày 22/5, các nẻo đường, ngõ phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm rợp cờ hoa, công tác chuẩn bị cho ngày hội lớn hoàn tất, cử tri và nhân dân vui mừng, phấn khởi chờ đợi ngày hội lớn của đất nước.

“Nhiệm vụ kép” ngày Chủ nhật 23/5

Chỉ còn ít giờ nữa là bước sang ngày Chủ nhật 23/5, ngày diễn ra sự kiện trọng đại của đất nước: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Xác định rõ vị trí, vai trò là Thủ đô, trái tim của cả nước, Hà Nội quyết tâm hoàn thành xuất sắc “nhiêm vụ kép”, đó là trong mọi tình huống phải vừa bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch và tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/la-phieu-va-trach-nhiem-cong-dan-gop-vien-gach-hong-xay-dung-to-quoc-d156285.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com