Xem nhiều

Hồ Gươm: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Hồ Gươm như một bức tranh thủy mặc, làm say đắm lòng người. Thế nhưng, bức tranh đẹp xinh ấy đang bị "bôi bẩn" bởi những hình ảnh chưa đẹp do ý thức của chưa cao của một số du khách.

Quảng Ninh: Khai mạc Khóa tu mùa hè ở chùa Ba Vàng

Tối 9/6 vừa qua tại chùa Ba Vàng, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Khóa tu mùa hè. Buổi khai mạc có sự tham dự của các vị đại biểu, các tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng.

Góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

08/09/2022 20:07

Kinhte&Xahoi Tại Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”, trong Chủ đề 1 diễn ra ngày 8/9, các nhà khoa học tập trung đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản này với những ý kiến rất tâm huyết và sáng tạo.

Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn

 PGS. TS Tống Trung Tín - Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu tại khu vực trung tâm của khu di sản, với tổng diện tích 8.440m².

Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao, góp phần nghiên cứu, khôi phục chính điện Kính Thiên.

Các nhà khoa học trình bày tại Hội thảo

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn - Hội Sử học Hà Nội: Điện Kính Thiên là kiến trúc quan trọng bậc nhất của kinh đô Thăng Long thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, khởi dựng từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ, nơi đặt ngự tọa của Hoàng đế Đại Việt.

Tại đây, Hoàng đế cử hành các đại điển lễ của triều đình như lễ đăng cơ, thiết triều, nghị bàn quốc gia đại sự, điện thí, tuyên cáo thắng trận, tiếp đón sứ thần... Do đó, điện Kính Thiên là biểu trưng cao nhất của cho quyền lực quốc gia Đại Việt xuyên suốt 4 thế kỷ (XV - XVIII).

Năm 1816, vua Gia Long đã cho dỡ điện Kính Thiên với lí do “kiến trúc đã bị mục nát không thể tu bổ được” và cho dựng một tòa điện mới gọi là chính điện Hành cung, năm 1841 vua Tự Đức đổi thành điện Long Thiên. Trải qua thăng trầm lịch sử kiến trúc đã bị phá hủy toàn bộ chỉ còn lại khu nền cao hơn 2m và hai bộ lan can đá thềm bậc ở chính giữa mặt Nam và góc Tây Bắc.

Các cuộc khảo sát, khai quật tại đây từ năm 2011 đến nay đã mở ra những hiểu biết mới về chính điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên qua hệ thống di tích, di vật. Tuy nhiên, cấu trúc mặt bằng và phân gian kiến trúc điện Kính Thiên vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Chúng tôi căn cứ vào các nguồn sử liệu để nghiên cứu quá trình xây dựng, cấu trúc nền móng và phân gian kiến trúc của các chính điện triều Lý, Trần, Hồ, Lê (Lam Kinh) và Nguyễn từ đó đưa ra hướng nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc mặt bằng điện Kính Thiên. Kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé hướng tới việc nghiên cứu, phục dựng Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê trong khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho biết: Kết quả khai quật khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã bước đầu giải mã nhiều điều bí ẩn ở Trung tâm Cấm thành Thăng Long, trong đó có Tân cung.

Tân cung (hay Cấm trung) không phải là toàn bộ Cấm thành Thăng Long mà chỉ là một phần nhỏ nằm gọn bên trong phần Tây Bắc của tòa Cấm thành.

Nhận diện của Tân cung đầu XIII là có thêm cơ sở khoa học xác định vị trí ngàn năm không thay đổi của các tòa Chính điện Càn Nguyên - Thiên An - Kính Thiên, cùng với trục chính tâm của Cấm thành Thăng Long nằm ở phía Đông, ngay cạnh Tân Cung.

Kinh nghiệm khai thác tư liệu và phục dựng

Còn theo TS Olivier Tessier - Phụ trách Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Việt Nam, người từng được trao Giải Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội trong bài “Tổng quan về lịch sử Kinh thành Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XIX thuật lại từ nguồn tư liệu Việt Nam và phương Tây” thì: Với sự lên ngôi của Hoàng đế Gia Long năm 1802 và việc chuyển thủ đô của đất nước thống nhất vào Huế, Thăng Long - Hà Nội mất vị thế của một trung tâm chính trị và không còn được sở hữu Hoàng thành hay Cấm thành nữa.

Thay vào đó, một tòa thành mới lấy cảm hứng từ nguyên tắc công sự của Vauban được xây lên. Biến động cảnh quan đô thị đầu tiên này tạo nên điểm khởi đầu cho con đường mà chúng tôi đề xuất đi theo thông qua việc lần lại những biến đổi chính do các hoàng đế kế nhiệm của triều Nguyễn thực hiện lên Kinh thành Thăng Long xưa nhằm tước bỏ đặc tính trời và đất, biểu trưng cho vương quyền.

Để làm điều này, hai nguồn tư liệu chính được huy động và so sánh chéo: Biên niên sử và sử ký hoàng gia được viết vào thế kỷ XIX và một chuỗi bản vẽ kinh thành, đặc biệt, bản vẽ chi tiết theo “phong cách châu Âu” từ năm 1821 đến 1831.

GS Ueno Kunikazu (Đại học nữ Nara - Nhật bản) giới thiệu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thế kỷ thứ VIII, thế kỷ thứ IX được phục dựng thành công tại Nhật Bản. Chuyên gia này cũng chia sẻ kinh nghiệm về phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích: “Trước tiên cần dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học, để dựng lên phác thảo chính xác tới 70-80% công trình kiến trúc cổ.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựng mô hình ở tỉ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi cũng kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc”.

Ngày mai 9/9 với Chủ đề 2 các chuyên gia sẽ tập trung vào phát huy giá trị di sản, thực tiễn kinh nghiệm, định hướng nghiên cứu, phục dựng một số công trình kiến trúc tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, trong đó trọng tâm là Điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

 Cẩm Tú - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long

Chiều 7/9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu quốc tế dự Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội", do bà Marie - Laure Lavenir, Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) - cơ quan tư vấn độc lập cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) làm Trưởng đoàn.

Tìm về những dấu ấn di sản tại Hoàng thành Thăng Long

Chuẩn bị hướng tới Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội" sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/9 tới, tại Hoàng thành Thăng Long còn diễn ra các chương trình hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới. Những trưng bày, hoạt động này sẽ đưa người xem tìm hiểu nhiều dấu ấn di sản đậm nét thời gian và văn hóa của Thăng Long xưa, Hà Nội nay.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/gop-phan-nhan-thuc-sau-sac-toan-dien-gia-tri-di-san-hoang-thanh-thang-long-205278.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com