Bắc Giang phạt nặng hai người điều khiển ô tô có nồng độ cồn, tước GPLX 23 tháng

11/02/2020 15:30

Kinhte&Xahoi Hai trường hợp này đang điều khiển xe ô tô sau khi sử dụng thức uống có cồn, nồng độ cồn đo được đều vượt quá 0,4miligam/1 lít khí thở.

Trường hợp đầu tiên là ông Hoàng Văn Thảo, sinh năm 1980. Tại thời điểm bị cơ quan chức năng kiểm tra, thì ông Thảo đang điều khiển xe ô tô trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (đo thực tế là 0,630 miligam/1 lít khí thở). Trường hợp của ông Thảo bị xử phạt hành chính 35 triệu đồng, áp dụng điểm a, Khoản 10, điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 23 tháng.

Theo Nghị định 100 thì trong một số trường hợp, chính chủ xe phải là người chịu phạt nguội đối với hành vi vi phạm được phát hiện. Ảnh: HỮU TÂM

Trường hợp thứ 2 là ông Trịnh Quý Trường, sinh năm 1978 (quê quán Sơn Động, Bắc Giang). Tại thời điểm bị cơ quan chức năng kiểm tra, thì ông Trường đang điều khiển xe ô tô trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (đo thực tế là 0,531 miligam/1 lít khí thở).

Trường hợp của ông Trường bị xử phạt hành chính 35 triệu đồng, áp dụng điểm a, Khoản 10, điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 23 tháng.

Tờ PLO đưa ra thông tin - Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2018 có hơn 18.000 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, số vụ tai nạn do người lái xe uống rượu, bia chiếm đến 70%. Hậu quả đau lòng là có hơn 8.000 người thiệt mạng, hơn 14.000 người bị thương nặng, nhẹ. Với những con số đẫm máu ấy, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã xếp Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á về số người thương vong do tai nạn giao thông (26,6/100.000 người mỗi năm, trung bình 22 người/ngày)!

Nghị định 100/2019 đã đề ra các mức phạt thích đáng để bất kỳ ai cũng cần phải thay đổi hành vi cho phù hợp với thực tiễn giao thông của đất nước.

Đó là phải biết từ chối uống rượu, bia nếu sau đó phải lái xe. Đó là nếu có uống rượu, bia dù ít hay nhiều thì nên đi taxi hay các loại xe khác do người không có hơi men cầm lái.

Còn như làm ngược lại thì đừng kêu ca mức phạt cao vì nhiều nước trên thế giới từ lâu đã dùng mức phạt thủng túi, thậm chí là bỏ tù dù chưa có hậu quả xảy ra để tạo được sự răn đe hiệu quả, để số đông có ý thức tìm hiểu và tuân thủ luật pháp nghiêm túc. Chính cách phạt khốc liệt đó mà khi có dịp sang nước họ, nhiều người Việt đã thường xuyên tuân thủ răm rắp (chứ không phải như lúc sống trong nước) đó thôi.

Tóm lại, với các quy định tích cực của Nghị định 100/2019, tốt nhất là mọi người đừng vi phạm luật giao thông; CSGT không xử lý kiểu đầu voi đuôi chuột hay “cưa đôi” để bỏ qua lỗi. Được vậy, nghị định thật sự là cú hích để giảm thiểu đáng kể những nỗi đau tột cùng từ tai nạn giao thông.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghệ An: Đơn vị tư vấn du học “đua nhau” hoạt động trái quy định

Chưa được cấp giấy chứng nhận hoạt động tư vấn du học, chưa đủ điều kiện hoạt động, hoạt động không đúng địa chỉ đăng ký, đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng đủ điều kiện… là những hoạt động trái quy định của vô số đơn vị tư vấn du học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/bac-giang-phat-nang-hai-nguoi-dieu-khien-o-to-co-nong-do-con-tuoc-gplx-23-thang-d117031.html