Bạn trẻ “hiến kế” đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố

03/07/2022 16:05

Kinhte&Xahoi Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm đối với hàng ăn vỉa hè, đường phố nói riêng, cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như người dân. Dưới đây là những “hiến kế” của bạn trẻ Thủ đô về vấn đề này.

Bạn Lương Thị Lê (Đống Đa, Hà Nội): Tăng cường công tác truyền thông

Theo tôi, cần tăng cường truyền thông về vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đường phố. Đối tượng ưu tiên truyền thông là những người nội trợ; người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm; người tiêu dùng thực phẩm; người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp, các nhà quản lý.

Công tác tuyên truyền cần sâu rộng hơn nữa về phổ biến kế hoạch triển khai công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng; Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo, các văn bản liên quan đến vấn đề này. Chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các biện pháp giám sát, khắc phục sau kiểm tra cần được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bạn Lương Thị Lê

Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần được truyền thông, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định…

Bạn Vũ Thị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội): Xử phạt “mạnh tay”

Theo tôi, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm đối với hàng ăn vỉa hè nói riêng thì cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục người bán hàng, mà cần phải tăng chế tài xử phạt ở mức cao nhất có thể, áp dụng Luật hình sự.

Nhà nước nên tránh việc ban hành nhiều quy định nhưng lại không triệt để trong khâu xử lý và làm mất tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chuyên ngành cần tăng cường giám sát các cơ sở bán đồ ăn trên mọi mặt.

Bạn Vũ Thị Hằng

Đồng thời với việc áp dụng pháp luật, cần trang bị kiến thức cho người tiêu dùng. Chính mỗi chúng ta cần phải có kiến thức và quan tâm đến việc trau dồi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội): Hạn chế tối đa ăn thực phẩm ngoài vỉa hè

Theo tôi, chúng ta nên tránh ăn một số loại thực phẩm bày bán ngoài vỉa hè, đặc biệt là những món chưa được nấu chín như nem chua, tiết canh, gỏi, nộm… vì những đồ ăn này không đảm bảo vệ sinh, lại bày bán ngoài vỉa hè với bụi bặm, môi trường ô nhiễm. Ngoài ra, bát đũa, giấy ăn không sạch sẽ cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Bạn Nguyễn Thị Vân

Tôi thấy ngoài đường phố có rất nhiều món ăn nhanh, đồ uống đa dạng, từ nước trái cây chế sẵn đến các loại trà sữa, đồ uống được chế biến từ phẩm màu, chất tạo mùi, tạo màu không rõ nguồn gốc.

Bản thân tôi luôn chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng, siêu thị đáng tin cậy, đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; Nơi bày bán sạch sẽ, ngăn nắp, có đầy đủ tủ, giá, kệ trưng bày kín, cung cấp thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Với thực phẩm đường phố, hàng ăn vỉa hè, tôi hạn chế tối đa.

 Lê Dung- TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ban-tre-hien-ke-dam-bao-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-duong-pho-200134.html