Cả nước có 1.344 ca mắc COVID-19 mới

26/05/2022 06:31

Kinhte&Xahoi Bộ Y tế cho biết, ngày 25/5 có 1.344 ca mắc COVID-19 tại 46 tỉnh, thành. Trong ngày số khỏi gần gấp 2 số mắc mới; 2 F0 tử vong trong ngày.

Ảnh minh họa

Tính từ 16h ngày 24/5 đến 16h ngày 25/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.344 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 1.344 ca ghi nhận trong nước (tăng 22 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 1.101 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (316), Vĩnh Phúc (94), Bắc Ninh (90), Nghệ An (76), Phú Thọ (63), Quảng Ninh (55), Yên Bái (55), Đà Nẵng (44), Tuyên Quang (41), Lào Cai (37), Quảng Bình (36), TP Hồ Chí Minh (35), Thái Nguyên (31), Bắc Kạn (29), Thái Bình (27), Nam Định (23), Hà Nam (21);

Hà Giang (19), Lâm Đồng (18), Sơn La (18), Quảng Trị (17), Lạng Sơn (17), Cao Bằng (16), Hưng Yên (14), Khánh Hòa (13), Bắc Giang (13), Hòa Bình (13), Lai Châu (12), Bình Phước (12), Đắk Nông (11), Thừa Thiên Huế (10), Hải Dương (10), Thanh Hóa (9), Tây Ninh (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Điện Biên (6), Quảng Ngãi (6), Ninh Bình (5), Phú Yên (4), Vĩnh Long (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (2), An Giang (2), Cần Thơ (1), Sóc Trăng (1), Cà Mau (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (-40), Hải Phòng (-36), Phú Thọ (-31).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+90), Đà Nẵng (+34), Nghệ An (+26).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.418 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.712.733 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.216 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.704.975 ca, trong đó có 9.412.045 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.598.800), TP Hồ Chí Minh (609.241), Nghệ An (484.284), Bắc Giang (387.543), Bình Dương (383.770).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.459 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.414.862 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 194 ca, trong đó Thở ô xy qua mặt nạ: 159 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 18 ca; Thở máy không xâm lấn: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca; ECMO: 2 ca

Từ 17h30 ngày 24/5 đến 17h30 ngày 25/5 ghi nhận 2 ca tử vong tại: Tây Ninh (1), Trà Vinh (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 39.507.966 mẫu cho 85.814.817 lượt người.

Trong ngày 24/5 có 546.309 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 219.796.318 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.569.881 liều: Mũi 1 là 71.477.256 liều; Mũi 2 là 68.725.244 liều; Mũi 3 là 1.506.916 liều; Mũi bổ sung là 15.163.859 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 41.580.531 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 116.075 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.434.732 liều: Mũi 1 là 8.932.351 liều; Mũi 2 là 8.502.381 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.791.705 liều: Mũi 1 là 3.677.114 liều; Mũi 2 là 114.591 liều.

 

 Mỵ Châu - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/ca-nuoc-co-1344-ca-mac-covid-19-moi-d182606.html