Các tỉnh ven biển miền Trung chủ động ứng phó bão trên Biển Đông

24/08/2022 14:07

Kinhte&Xahoi Các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung đã lên phương án, theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông.

Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai

 Những năm gần đây, người dân các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề khi có mưa lớn, bão lũ với cường độ mạnh, vượt mức lịch sử, chưa từng có trong nhiều năm.

Đại diện Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ nhận định, trong năm nay, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ diễn biến phức tạp về hướng di chuyển, cường độ, phạm vi ảnh hưởng... với khoảng 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông.

Vị trí và đường đi của bão Maon

Trong ngày 23/8 rạng sáng 24/8, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở phía đông đảo Luzon (Philippines) đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Maon. Cơn bão này được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên và di chuyển vào biển Đông.

Dù không đổ bộ trực tiếp vào Việt Nam nhưng hoàn lưu bão sẽ gây mưa to cho khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều 25/8 đến đêm 26/8.

Trước đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã có công văn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển cần theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông.

Tại Nghệ An, đặc biệt là tại các huyện, thị xã ven biển, như: Hoàng Mai, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Các huyện, thị xã ven biển Hà Tĩnh do ảnh hưởng của bão, dự kiến khả năng sẽ có mưa to, diễn biến thời tiết có thể có những phức tạp về sóng to, gió lớn; Tại các huyện miền núi có thể xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét.

Công tác phòng, chống bão luôn được các địa phương và các ngành coi trọng và chú ý triển khai, tuy nhiên nếu tình huống bão phức tạp, tại một số địa phương trong tỉnh sẽ dễ xảy ra các thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng giao thông.

Hiện nay cùng với việc kịp thời triển khai công tác phòng, chống bão, một số hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh cũng đang được lên phương án xả lũ.

Chiều 22/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, thống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An nhận được thông báo của Nhà máy Thủy điện Khe Bố về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Khe Bố với lưu lượng xả khoảng 510 m3/s đến 680 m3/s; Thời gian kết thúc xả nước qua đập tràn cho đến khi lưu lượng nước về hồ giảm dưới mức 487 m3/s.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đã thông báo đến UBND một số huyện và UBND thành phố Vinh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Cục Quản lý đường bộ 2 biết để thông báo cho chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, chủ đầu tư đang thi công ở ven sông, trên sông, chủ các phương tiện vận tải thủy và người dân trên địa bàn thuộc hạ du Nhà máy Thủy điện Khe Bố biết để triển khai các công việc cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.

Thực hiện Công điện số 25/CĐ-QG của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; để chủ động ứng phó với diễn biến của bão Maon, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh chủ động ứng phó với báo Maon.

Các nhà máy thủy điện sẵn sàng ứng phó các tình huống, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ

 Mùa mưa bão năm 2022 bắt đầu tại miền Trung, các nhà máy thuỷ điện đã triển khai nhiều phương án để đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn cho người và tài sản.

Đến này, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được triển khai, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Từ nay đến hết năm 2022, các đơn vị quản lý, vận hành hồ thủy điện tiếp tục duy tu, bảo dưỡng hệ thống thiết bị công trình, hệ thống giám sát vận hành hồ chứa, cảnh báo xả tràn; Diễn tập, tập huấn, nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai, vận hành hồ cho các lực lượng; Tuân thủ nghiêm túc các quy trình, chỉ đạo, lệnh vận hành; Phối hợp với các đơn vị, địa phương vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn cho công trình và cắt, giảm lũ hiệu quả cho hạ du...

Nhà máy Thủy điện A Vương kiểm tra, xử lý các bất thường thiết bị kỹ thuật

Nhà máy Thủy điện A Vương được xây dựng trên nhánh sông A Vương thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam; Công suất nhà máy 210 MW, dung tích hồ chứa 343 triệu m3.

Mùa mưa bão khu vực duyên hải miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng thường bắt đầu từ đầu tháng 9 dương lịch hằng năm.

Trước mùa mưa bão, công tác bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du được Công ty hết sức chú trọng.

Nhà máy đã kiểm tra, xử lý các bất thường thiết bị kỹ thuật, trạm điện, máy phát dự phòng diesel, vận hành thử cửa van cung; Kiện toàn bộ máy các đội xung kích, …

Thủy điện Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An) chuẩn bị chu đáo vật tư, thiết bị dự phòng để ứng phó với các đợt mưa bão với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn cho Nhà máy và vùng hạ du.

Các buổi tuyên truyền phòng chống thiên tai cho người dân khu vực vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.

Công ty thủy điện Bản Vẽ đã tổ chức các buổi Hội nghị truyền thông thường niên tại địa phương, với mục đích cung cấp thông tin kịp thời đến chính quyền và người dân khu vực hạ du Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ về quy mô, tình hình hoạt động, công tác vận hành điều tiết nước của nhà máy, vai trò thủy điện trong điều tiết lũ, cảnh báo hạ du trong mùa lũ an toàn hồ, đập; Đồng thời thông tin về tình hình diễn biến của hiện tượng thời tiết bất thường trong thời gian vừa qua và các thông tin về phòng tránh tai nạn đuối nước đối với người dân sinh sống, sản xuất, đi lại tại vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cac-tinh-ven-bien-mien-trung-chu-dong-ung-pho-bao-tren-bien-dong-204114.html