Đại biểu Quốc hội: Công khai trong từ thiện càng rõ thì người dân tin tưởng, ủng hộ càng nhiều

29/10/2021 15:03

Kinhte&Xahoi Theo đại biểu Quốc hội, các hoạt động vận động, quyên góp từ thiện một cách tự phát và từ tấm lòng của các cá nhân là hết sức hoan nghênh. Nhưng cũng cần một hành lang pháp lý để bảo vệ cho chính những người mà tham gia vận động quyên góp bằng tấm lòng của mình.

Đại biểu Quốc hội Đôn Tuấn Phong (đoàn An Giang)

Sáng 29/10, chia sẻ bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đôn Tuấn Phong (đoàn An Giang) cho rằng, việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; Hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là hết sức cần thiết và kịp thời.

Theo đại biểu Đôn Tuấn Phong, trong thời gian vừa qua, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, các văn nghệ sỹ đã rất tích cực trong việc vận động công chúng, Nhân dân đóng góp ủng hộ để hỗ trợ cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, kể cả các trường hợp dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là việc nên được khuyến khích tuy nhiên phải cần có hành lang pháp lý để triển khai một cách thuận lợi, minh bạch đúng đối tượng.

Trước sự việc thời gian qua đã có một vài trường hợp bị nhắc tên và được dư luận quan tâm, đại biểu Phong cho rằng cần phải xem xét một cách cụ thể và cũng chưa thể kết luận mà phải chờ các cơ quan chức năng.

Ông Phong cũng nêu rõ, việc quyên góp, vận động và hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần phải được thực hiện một cách minh bạch. Minh bạch là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động này.

“Với những yêu cầu của Nghị định, hoạt động quyên góp, vận động từ thiện sẽ được thực hiện một cách bài bản, giúp các nguồn lực được quyên góp đến đúng địa chỉ; Đồng thời cũng đảm bảo hành lang pháp lý và quy định cụ thể về yêu cầu công khai, minh bạch, triển khai một cách chuẩn mực với quy mô lớn hơn, nhiều người được giúp đỡ hơn khi có nhu cầu”- đại biểu Đôn Tuấn Phong cho biết.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cũng cho rằng quy định này là cần thiết, nhằm bảo đảm sự phát triển đúng hướng, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các hoạt động vận động, quyên góp từ thiện thật sự phát huy hiệu quả trên thực tế, tránh những chuyện lùm xùm đáng tiếc như thời gian vừa qua.

“Việc công khai minh bạch là quan trọng cần thiết. Khi mạnh thường quân đóng góp nguồn lực thì mong muốn được sử dụng đúng mục đích, địa chỉ. Bên cạnh đó, công khai minh bạch còn đáp ứng được nguyện vọng của người tiếp nhận sự trợ giúp. Việc công khai minh bạch càng rõ càng có cơ hội để người ta sẵn sàng, tin tưởng đóng góp nhiều hơn, ủng hộ nhiều hơn”- đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho hay.

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-cong-khai-trong-tu-thien-cang-ro-thi-nguoi-dan-tin-tuong-ung-ho-cang-nhieu-181563.html