Đề xuất tăng mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông đường bộ

20/09/2021 14:57

Kinhte&Xahoi Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt nhằm đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022.

Nội dung sửa đổi của Nghị định 100 tập trung vào việc tăng mức phạt đối với một số vi phạm đồng thời bổ sung các quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý và quy trình cho lực lượng thực thi công vụ.

Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt từ 7-8 triệu đồng hiện hành lên 10-15 triệu đồng đối với người đua mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép; tăng từ 8-10 triệu đồng lên 20-25 triệu đồng đối với trường hợp đua ô tô trái phép.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề xuất tăng mức xử phạt từ 3-4 triệu đồng lên mức 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175cm3 không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn; tăng mức xử phạt từ 4-6 triệu đồng lên mức 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy không do cơ quan thẩm quyền cấp, giấy hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên.

Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt đối với chủ xe và lái xe có hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép, trong đó, phạt tiền 4- 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 10%-20%; phạt tiền 13-15 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 20%-50%; phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải trên 50%. Đồng thời, Bộ GTVT cũng bổ sung xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không trả tiền qua trạm thu phí, với mức phạt 4-6 triệu đồng.

 Vương Gia - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-24h/de-xuat-tang-muc-xu-phat-hanh-vi-vi-pham-giao-thong-duong-bo-d166730.html