Dịch Covid-19 khiến giới trẻ gắn kết với gia đình hơn

04/11/2021 11:15

Kinhte&Xahoi Khi hai vợ chồng David và Linda Ellis gửi Juliette, đứa con út trong số ba đứa con đi học đại học vào năm 2019, họ cảm thấy cô đơn trong căn nhà rộng rãi. Vì vậy, cặp đôi đã quyết định chuyển đến một căn hộ nhỏ hơn, gồm 3 phòng ngủ ở gần đó.

Bà Ellise không thể biết rằng, trong khoảng thời gian chưa đầy một năm sau đó, hai trong số 3 đứa con trưởng thành đã trở về sống chung với bố mẹ.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công việc và học tập nên Gregory, con trai thứ và Juliette của bà Ellise đã dọn về ở cùng với cha mẹ vào tháng 3/2020, còn con trai cả Justin ở cách nhà không xa.

“Thật vui khi có khoảng thời gian ở cùng các con, dù chúng đều đã trưởng thành”, ông David tâm sự. Với ông, gia đình đoàn tụ thật sự ý nghĩa giữa thời khắc khó khăn như lúc này.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều người trẻ trở về nhà sống cùng bố mẹ (Ảnh: Getty)

Trong suốt đại dịch, rất nhiều người trẻ tuổi đã trở về nhà sống cùng cha mẹ mình. Xu hướng đó đặc biệt rõ rệt trong nửa đầu năm ngoái tại xứ sở cờ hoa.

Theo ước tính, năm vừa qua có gần 3,5 triệu thanh niên Mỹ trở về sống cùng cha mẹ trong đại dịch

Một khảo sát khác hồi tháng 7/2020 cũng cho thấy 52% người trẻ Mỹ từ 18 đến 29 tuổi đang sống với gia đình. Đây là số liệu cao nhất kể từ cuộc đại suy thoái.

Nhiều người con như anh em Gregory và Juliette, coi mái ấm gia đình như một chỗ dựa ổn định vững chắc để có thể vượt qua khó khăn. Một số người khác đã tận dụng cơ hội được làm việc tại nhà để rời khỏi những căn hộ đắt đỏ ở đô thị. Tuy nhiên, một số người lại là do không có lựa chọn nào khác vì đã mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới cũng có nghĩa những người con sẽ “rời tổ” một lần nữa. Vào mùa đông tới, Juliette sẽ trở lại Vancouver còn Gregory đã trở lại Brooklyn, nơi anh định cư trước dịch, vào tháng 8.

“Sự trở về nhà lần này đã mang tới cho tôi vô số trải nghiệm đẹp đẽ, bất chấp những điều tồi tệ đang diễn ra trên thế giới. Đó là một chương ý nghĩa trong cuộc đời của tôi”, Gregory nói. 

Shannon Slater (27 tuổi) thấy đại dịch là cơ hội để tiết kiệm tiền thuê nhà. Tháng 12 năm ngoái, cô đã trở lại ngôi nhà nơi mình lớn lên ở hạt Westchester khi dịch Covid-19 bùng phát.

“Tôi có thể mua một chiếc ô tô bằng số tiền tiết kiệm được khi không phải trả tiền thuê nhà ở New York”, Slater nói.

Việc chuyển về sống trong căn phòng ngủ thời thơ ấu và sống cùng cha mẹ, ban đầu khiến Slater không thoải mái. Tuy nhiên, cả 3 người đã thực hiện nhiều hoạt động cùng nhau như thưởng cocktail vào buổi tối, xem ti vi cùng nhau vào thứ 6 hàng tuần.

Trải nghiệm này giúp mối quan hệ giữa cô và cha mẹ trở nên gắn kết hơn. Vì thế, dù đã lên kế hoạch đến Los Angeles vào cuối tháng này, cô cảm thấy có chút nuối tiếc.

Constance Falk (29 tuổi) cũng có những cảm xúc tuyệt vời khi chuyển về với bố mẹ ở Kinston, Bắc Carolina sau khi cô bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tháng 3 năm ngoái, Falk mất công việc marketing tại Chicago. Cô thấy xấu hổ khi là người duy nhất trong nhóm bạn lâm vào cảnh này.

Khi chuyển về sống cùng cha mẹ, Falk đã học cách đảm nhận những vai trò mới. Cô phụ giúp mẹ công việc nhà như làm vườn, xây lò nướng mới thậm chí sửa đường ống nước.

Mặc dù đã trở lại Chicago vào đầu năm nay, Falk vẫn trân trọng những khoảnh khắc mà cô đã có bên gia đình mình.

Tôi cảm thấy mình hiểu hơn về bố mẹ mình. Điều đó khiến tôi cảm thấy gắn kết với họ hơn. Thật tuyệt vời”, cô tâm sự.

Bên cạnh những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 gây ra thì những cuộc “di cư” bất ngờ như thế này đã khiến thế hệ trẻ có những khoảng lặng cho mình. Họ thay đổi cách nhìn về cha mẹ sau thời gian trở về nhà, sống cùng gia đình trong dịch, cho phép có nhiều thời gian hơn để kết nối lại với gia đình và lên kế hoạch cho những dự định chính bản thân mình hậu đại dịch.

 Tuệ Uyên - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dich-covid-19-khien-gioi-tre-gan-ket-voi-gia-dinh-hon-182032.html