Gần 4.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tịch thu

25/05/2022 12:13

Kinhte&Xahoi Gần 4.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tịch thu

Lực lượng chức năng kiểm tra sản phẩm hàng hóa. (Ảnh: Tổng cục Quản lý Thị trường)

Xác định công tác phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu,.. là nhiệm vụ then chốt của lực lượng quản lý thị trường. Ngay từ đầu năm, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận đã có những chỉ đạo sát sao về nhiệm vụ này.

Đồng thời yêu cầu kết hợp hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật, ký cam kết đến các cơ sở kinh doanh để nâng cao kiến thức pháp luật cho các thương nhân, để người dân tự nhận thức và tố giác các hành vi kinh doanh sai trái quy định pháp luật với cơ quan có thẩm quyền.

Bám sát chỉ đạo, bằng các biện pháp nghiệp vụ trong hai ngày liên tiếp ngày 17 và 18/5/2022, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra hai điểm kinh doanh trên địa bàn phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết.

Qua đó đã phát hiện tạm giữ gần 3.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và  933 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu với tổng giá trị gần 100 triệu đồng.

Cụ thể: Điểm kinh doanh trên đường Phạm Ngọc Thạch, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra phát hiện tại đây đang kinh doanh 650 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 850 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, có giá trị 35.000.000 đồng. Hiện nay, Đội QLTT số 1 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với điểm kinh doanh trên với số tiền 12 triệu đồng và đồng thời tịch thu 1.500 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại trên.

Một điểm kinh doanh khác trên đường Lê Hồng Phong, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra phát hiện tại nơi đây đang kinh doanh 2.120 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 83 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, có giá trị 64.080.000 đồng. Hiện nay, Đội QLTT số 1 đã chuyển hồ sơ lên cấp trên để xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh trên với số tiền phạt 30.000.000 đồng và đồng thời tịch thu 2.203 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại.

Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 1 sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến mặt hàng luôn tiềm ẩn vi phạm đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ .

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/gan-4000-san-pham-phu-kien-dien-thoai-nhap-lau-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-bi-tich-thu-d182541.html