Ảnh minh họa. (Nguồn: VOH)
Giá vàng SJC trong nước sau khi phá vỡ cột mốc lịch sử 56 triệu đồng/lượng đã tạm thời hạ nhiệt do tâm lý của nhà đầu tư bán chốt lời khi được giá. Hiện giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 53,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,40 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này giảm 550.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 53,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,65 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này giảm 100.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 53,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,02 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá này giảm 200.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Giá vàng trong nước tăng chủ yếu do vàng thế giới đi lên. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, vàng SJC đã tăng hơn 5 triệu đồng mỗi lượng.
Tại thị trường thế giới, giá vàng đã có lúc phá vỡ cột mốc 1.905 USD/ounce (Theo Kitco News). Mức giá này tương đương khoảng 53,2 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Tuần này, giá đã tăng 5% - mạnh nhất kể từ cuối tháng 3. Còn so với đầu năm, mỗi ounce vàng đã tăng hơn 20%.Giá vàng đã tiến rất sát đến ngưỡng kỷ lục 1.921,17 USD từng được thiết lập vào tháng 9/2011.
Nhu cầu vàng lên cao do quan hệ Mỹ - Trung Quốc xấu đi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đang chịu thiệt hại từ đại dịch.
Giá vàng được dự báo sẽ sớm tăng trở lại khi đây là một lựa chọn hàng đầu khi mà các nước lớn rơi vào căng thẳng đối đầu. Đây là một mặt hàng có tính an toàn cao, giữ nguyên giá trị khi thị trường biến động.
Một nguyên nhân khác kéo vàng lên cao là số ca mắc Covid-19 mới vẫn tăng mạnh. Mỹ đến nay đã ghi nhận hơn 4 triệu ca và toàn cầu là 15,58 triệu ca.
Từ đầu năm, vàng đã tăng giá 25%, do lãi suất toàn cầu thấp và các ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ.
Lê Hải - Pháp luật Plus