Giám sát sự xuất hiện các biến thể mới của COVID-19

29/08/2022 14:13

Kinhte&Xahoi Bộ Y tế tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến thể mới của COVID-19.

Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể phụ mới lây lan nhanh

 Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 28/8 của Bộ Y tế cho biết có 1.705 ca COVID-19 mới, giảm gần 500 ca so với ngày 27/8.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.403.302 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.929 ca nhiễm).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.918 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.150.122 ca.

Biểu đồ ca mắc COVID-19 thời gian qua ở nước ta

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 99 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 85 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca

Từ 17h30 ngày 27/8 đến 17h30 ngày 28/8 ghi nhận 1 ca tử vong tại Hà Nội. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.112 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng; Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của virus với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74; trong 7 ngày qua cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.500 ca mắc mới mỗi ngày (có ngày ghi nhận trên 3.000 ca), số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngành Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Sở Y tế phối hợp Sở GD&ĐT lên phương án đẩy nhanh tốc độ tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ

 Năm học mới và Tết Trung thu đang đến gần, đồng thời chỉ còn 3 ngày nữa để đạt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi nhưng nhiều địa phương tiêm rất chậm, thấp; Trong đó có 5 tỉnh, thành tiêm mũi 2 mới đạt dưới 36%, thấp hơn nhiều tỷ lệ bình quân chung của cả nước.

Thống kê của Bộ Y tế ngày 28/8 cho thấy, số mũi tiêm thực hiện trong ngày trên cả nước là 130.902 tại 29 tỉnh.

Trong ngày có 118.136 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và 12.766 mũi cho trẻ 5-11 tuổi nâng tổng số mũi vắc xin đã tiêm ở nước ta đến nay là 255.990.852.

Ảnh minh họa

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 49.923.465 mũi tiêm (76,2%), trong ngày có 20 tỉnh triển khai với 15.908 người được tiêm.

Tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Bình Định (56,9%); Khánh Hòa (55,3%); Đồng Nai (52,6%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (57,6%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Thanh Hóa (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 14.011.438 mũi tiêm (74,1%) tăng 0,5%, trong ngày có 23 tỉnh triển khai với 70.629 người được tiêm.

Tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Quảng Trị (55,5%); Đà Nẵng (45,9%); TP HCM (50,4%); Đồng Nai (52,5%); Tây Ninh (53,8%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Bắc Giang (96,8%); Hưng Yên (97,2%); Bắc Cạn (96,4%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 3: 4.399.932 trẻ (50,9%) tăng 0,2%.

Tỉnh tiêm mũi 3 thấp: Đà Nẵng (28,3%); Phú Yên (16,9%); BR-VT (14,7%); Đồng Nai (23,0%); Bình Dương (22,7%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (89,8%); Quảng Ninh (86,5%); Sóc Trăng (86,1%).

Đối với nhóm từ 5-11 tuổi, tổng số mũi tiêm: 15.198.299. Mũi 1: 9.240.404 trẻ (82,9%); tăng 0,2%.

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (58,6%); Quảng Nam (58,0%); Bình Thuận (66,3%); TP HCM (54,8%); Bình Dương (60,6%).

Mũi 2: 5.957.895 trẻ (53,4%); tăng 0,2%. Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (21,3%); Quảng Nam (19,7%); Đắc Lắc (35,5%); TP HCM (31,5%); Bình Dương (27,2%). Tỉnh tiêm cao: Bắc Giang (85,1%); Sóc Trăng (91,1%); Vĩnh Long (81,0%).

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Liên quan đến công tác tiêm vắc xin COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Sở Y tế các địa phương phối hợp với Sở GD&ĐT lên phương án đẩy nhanh tốc độ tổ chức tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trong tháng 8-9/2022 và tiêm nhắc cho đối tượng 12-17 tuổi hoàn thành trong quý III/2022 ngay khi trẻ quay lại trường học.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/giam-sat-su-xuat-hien-cac-bien-the-moi-cua-covid-19-204489.html