Hà Nội: Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 2019

23/11/2019 09:12

Kinhte&Xahoi Tối ngày 22/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 Đào Duy Từ (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm), Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã khởi động chuỗi hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

Đêm ngày 22 tháng 11, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội khởi động chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ Đô (1/8/2018), Hà Nội trở thành địa phương có nhiều di sản nhất cả nước. Vùng đất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, tương ứng với mỗi làng nghề là một ngôi đình thờ Tổ nghề, đây chính là nét đặc trưng văn hóa di sản của Khu phố cổ Hà Nội.

Nhân dịp kỷ niệm 14 năm, ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2019), Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các tổ chức và cá nhân tổ chức đêm khởi động chuỗi hoạt động văn hóa với chủ đề “Tiếng tơ”. Chuỗi hoạt động thực hiện nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của Hà Nội, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh Khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Ông Đinh Hồng Phong – Phó chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho biết, quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, gắn liền với truyền thống lịch sử ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và đặc biệt là khu phố cổ Hà Nội đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

Ông Đinh Hồng Phong – Phó chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội phát biểu khai mạc chuỗi hoạt động ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 2019.

“Từ năm 2005, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Năm nay, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã thực hiện chuỗi các hoạt động văn hóa chào mừng ngày kỷ niệm tại nhiều điểm di tích trong khu phố cổ. Hoạt động là dịp để giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, tôn vinh các đơn vị, cá nhân tổ chức góp phần giữ gìn, thúc đẩy làng nghề về sản phẩm tơ tằm” – Ông Phong nói.

Đêm khởi động chuỗi các hoạt động văn hóa, người dân và du khách được tìm hiểu mô hình nhà quấn sợi tơ, các công đoạn, quy trình ươm tơ tằm, tơ sen, khưng cửi dệt tơ tằm cổ. Đồng thời, công chúng cũng được thưởng thức màn trình diễn thời trang “Tiếng tơ” của nhóm các nhà thiết kế: Trịnh Bích Thủy, La Hằng, Thục Anh.

Từ ngày 22/11 – 15/12, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội )50 Đào Duy Từ), Ban quản lý Phố cổ phối hợp cùng gia đình nghệ nhân Phạm Thị Thuận trưng bày, giới thiệu về nghề ươm tơ, dệt lụa.

Tại đình Kim Ngân, Hàng – 42, 44 Hàng Bạc, 9h ngày 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ công bố bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố đình Trương Thị và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản trong lòng Hà Nội”.

Tại Trung tâm Thông tin Di sản phổ cổ Hà Nội, số 28 Hàng Buồm, tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu và trình diễn nghệ thuật thư pháp và vẽ tranh Thủy Mặc.

Tại Ngôi nhà di sản – 87 Mã Mây, Bản quản lý phối hợp với Nghệ nhân Văn hóa  Nghệ thuật ẩm thực trà Việt Nam là Nguyễn Cao Sơn tổ chức về di sản trà.

 Vũ Cừ

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hiệp Hòa – Bắc Giang: “Sổ đỏ” nuốt chửng ngõ đi chung, tình làng nghĩa xóm tan vỡ

Tòa soạn báo Kinh doanh và Pháp luật nhận được đơn của người dân xóm Mã Cháy, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang về nghi vấn UBND Huyện cấp “sổ đỏ” sai luật. Cụ thể, UBND Huyện Hiệp Hòa đã cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Triệu Văn Đạm trùm lên cả lối đi chung của nhiều hộ dân khiến sinh hoạt của họ trở nên bất tiện, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Nguồn: Pháp luật Plus