Hà Nội quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm OCOP đặc trưng địa phương

19/07/2022 10:02

Kinhte&Xahoi Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước, rất thuận lợi để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần phát triển kinh tế nông thôn cũng như xây dựng thành công Nông thôn mới của Hà Nội.

Thời gian qua, để nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch, Hà Nội đang tập trung hỗ trợ các hợp tác xã, người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm nông sản của địa phương được sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Hà Nội còn làm cầu nối nhằm kết nối đưa các sản phẩm OCOP, nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết: Hà Nội là một thị trường tiềm năng để các tỉnh, thành phố đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền về đây quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xúc tiến giao thương, tiêu thụ để nhân dân Thủ đô và du khách quốc tế nhận diện thương hiệu.

Năm 2021, Hà Nội đã có 26/30 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia, đánh giá phân hạng. Hết năm 2021 thành phố Hà Nội đã đánh giá phân hạng được 595 sản phẩm OCOP ở 26/30 quận, huyện, Thị xã.

Lũy kế đến nay, Hà Nội hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 5 sao; 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá; 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao của năm 2020 đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Trong đó, ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành Thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành Vải và may mặc 34 sản phẩm. Hà Nội hiện có 55 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ kết nối tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn hàng từ các tỉnh, thành phố. Nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương cũng được kết nối, đưa vào tiêu thụ tại nhiều điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang web thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu.

 Thanh Tùng - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-quang-ba-thuong-hieu-cho-cac-san-pham-ocop-dac-trung-dia-phuong-201346.html