Hà Nội: Trên 1,5 triệu người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ an sinh

13/08/2021 18:00

Kinhte&Xahoi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, đến cuối ngày 12/8, toàn thành phố đã có quyết định hỗ trợ an sinh xã hội cho 1,5 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền hơn 174 tỷ đồng. Trong đó, đại đa số người có quyết định hỗ trợ đã nhận được kính phí.

Trao hỗ trợ an sinh cho lao động tự do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tại huyện Gia Lâm.

Ngoài ra, từ chính sách đặc thù, thành phố và các địa phương đã hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm trị giá gần 30 tỷ đồng cho gần 40.000 hộ gia đình và người dân có hoàn cảnh khó khăn không thuộc đối tượng thụ hưởng từ gói an sinh xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thành phố tới cơ sở đã hỗ trợ hàng vạn suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ khó khăn trong đợt giãn cách xã hội.

Đến thời điểm này, tổng số tiền các cơ quan chức năng, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã hỗ trợ nhằm tạo giá đỡ an sinh xã hội cho người dân, người lao động vượt qua đại dịch Covid-19 là hơn 200 tỷ đồng.

Được biết, thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 được triển khai linh hoạt, nghiêm túc, khẩn trương. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lao động nhận được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội dành cho người lao động, người sử dụng lao động chủ yếu thuộc nhóm được hưởng giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm, gặp khó khăn...

Một số nhóm mới có rất ít người được hỗ trợ. Có thể kể đến là hướng dẫn viên du lịch, mới có 15 người được phê duyệt hỗ trợ; viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV chưa có trường hợp nào được phê duyệt hỗ trợ. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động cũng khó triển khai.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho rằng, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để gỡ vướng là người lao động, người sử dụng lao động là địa phương cần nâng cao tinh trần trách nhiệm trong quá trình triển khai. Ở cấp cơ sở, việc triển khai chính sách cần sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của cộng đồng dân cư... Những vướng mắc vượt quá thẩm quyền, Sở LĐ-TB&XH sẽ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ LĐ-TB&XH để được hướng dẫn tháo gỡ.

P. Diệp - LĐTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://laodongthudo.vn/ha-noi-tren-15-trieu-nguoi-lao-dong-nguoi-su-dung-lao-dong-duoc-nhan-ho-tro-an-sinh-128133.html