Hội chứng hậu COVID-19 - nỗi lo không của riêng ai Kỳ 3: Hiểu thêm về di chứng, cùng tìm cách vượt qua

23/02/2022 17:07

Kinhte&Xahoi Các triệu chứng hậu COVID-19 rất đa dạng, phổ biến nhất là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho… Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân sau nhiễm đều gặp di chứng hậu COVID-19. Do đó, tùy vào thể trạng cụ thể để bác sĩ kiểm tra, tư vấn chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chỉ có từ 10 - 20% người mắc có biểu hiện hội chứng

 Tại Hội nghị khoa học thường niên Medlatec Group “Quản lý chất lượng và phòng chống COVID-19”, PGS.TS.BS Hoàng Thị Phượng, Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội, trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có từ 10-20% người mắc có biểu hiện hội chứng hậu COVID-19. Hậu COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 3 tháng từ khi mắc bệnh và tồn tại kéo dài trên 12 tuần.

SASR-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, giai đoạn hậu COVID-19 có thể do di chứng tổn thương của đa cơ quan, nên hay gặp ở những bệnh nhân có nhiều triệu chứng sau khi khỏi bệnh như: Mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, stress, mất mùi và khứu giác vẫn còn… nhưng hội chứng hệ hô hấp là chủ yếu.

PGS.TS Hoàng Thị Phượng, nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi - Viện Phổi Trung ương; Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y, trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo tại hội nghị

Triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian".

“Nguyên nhân gây tình trạng hậu COVID là do virus SARS-COV-2 gây phản ứng viêm, cytokines, xơ hóa, rối loạn đông máu; Do tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, tổn thương di chứng của bệnh nền kèm theo...”, PGS Hoàng Thị Phượng cho biết thêm.

Theo PGS Hoàng Thị Phượng, tổn thương đa cơ quan, xơ hóa phổi, tắc mạch phổi là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nhất ở hội chứng hậu COVID-19.

Những F0 phải nhập viện điều trị, đặc biệt là điều trị Hồi sức tích cực (ICU) hay gặp hội chứng hậu COVID-19, còn bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng hầu như ít gặp.

“Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ phổi hậu COVID-19 là người tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài và có bệnh phổi kẽ từ trước, mức độ nặng phải thở oxy, thở máy”, PGS Phượng cho hay.

Hậu COVID-19 hay ám ảnh tâm lý?

 Do trải qua một đợt cách ly do mắc bệnh, nhiều F0 lo rằng triệu chứng còn kéo dài, không biết sẽ trị khỏi được không hay sẽ bị vĩnh viễn. Đôi khi vì lo lắng suy nghĩ nhiều quá, bệnh nhân dẫn đến suy diễn là mình bị hậu COVID-19. Các triệu chứng có khả năng kéo dài và nặng hơn do ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý.

Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi khỏi bệnh vẫn bị khó thở, mất ngủ chủ yếu do áp lực tâm lý, chỉ cần thực hiện những bài tập thở, bài tập thể dục là ổn định. Vậy đối tượng nào thì nên đi khám hậu COVID-19?

Theo PGS.TS.BS Hoàng Thị Phượng, tuy nhiều người gặp phải hội chứng hậu COVID-19 nhưng không có nghĩa là tất cả những F0 đều cần đi khám hậu COVID-19, như vậy sẽ rất lãng phí.

“Những người phải có triệu chứng của hậu COVID-19 thì mới đi khám. Nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19”, PGS Phượng khuyến cáo.

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân từng phải điều trị hồi sức tích cực. Sau nhiều tuần đến nhiều tháng khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực…

Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… nếu mắc COVID-19 có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Tái khám sau COVID-19 để được quản lý sức khỏe chặt chẽ hơn

Đối với nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện, chỉ nên đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19. Tuy nhiên, người dân nên cảnh giác theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc cho đến khi đã khỏi bệnh để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra.

Các bác sĩ khuyến cáo sau khỏi COVID-19 nên kết hợp dinh dưỡng, tập luyện để nhanh hồi phục. Người bệnh có thể ăn các thực phẩm ấm nóng... để nhiệt độ cơ thể tăng lên; Tăng cường tập thể dục, dưỡng sinh để giải tỏa căng thẳng.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngang nhiên xây tường rào bít mặt tiền, cổng nhà hàng xóm?

Bức tường cao 2m, dài 7m chình ình ngay trước mặt tiền ngôi nhà của người dân tại ngách 52/28 Tô Ngọc Vân, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội khiến chính quyền địa phương lúng túng trong việc xử lý. Vụ việc kéo dài khiến người dân chật vật đi lại không thể dọn đến nơi ở mới, gây bất bình dư luận.

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ky-3-hieu-them-ve-di-chung-cung-tim-cach-vuot-qua-190258.html