Hơn 1,5 triệu học sinh không có thiết bị học trực tuyến

12/09/2021 17:16

Kinhte&Xahoi Tại 26 tỉnh, thành phố đang cho học sinh học trực tuyến có hơn 1,5 triệu em không có thiết bị, chiếm 24,81% tổng số học sinh đang học trực tuyến.

Ảnh minh họa

Cục Cơ sở vật chất, Công nghệ thông tin, Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Sở GD&ĐT của 26 tỉnh, thành phố đang cho học sinh học trực tuyến (một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến) đã rà soát, thống kê số học sinh không có thiết bị do hoàn cảnh khó khăn.

Tính đến ngày 12/9, báo cáo từ 26 Sở GD&ĐT cho biết, số học sinh đang học trực tuyến là 7.350.000 (7,35 triệu học sinh các cấp). Số học sinh không có thiết bị học trực tuyến là 1.509.889 em, chiếm tỷ lệ 24,81%.

Trong đó, số học sinh thuộc hộ gia đình nghèo là 250.879 em (16,61%); Số học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo là 213.317 em (14,12%); Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác: 344.769 em (22,83%).

Các địa phương có học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo cao như: Sơn La (66.547 hộ nghèo, 25.316 hộ cận nghèo); Đắk Lắk (62.736 hộ nghèo, 45.203 hộ cận nghèo); TP Hồ Chí Minh (11.932 hộ nghèo, 18.001 hộ cận nghèo); Kon Tum (14.640 hộ nghèo, 16.332 hộ cận nghèo)...

Số học sinh thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn khác (trẻ mồ côi, con em gia đình chính sách) được đánh giá theo tiêu chí của Bộ LĐTB&XH.

Một số địa phương có tỉ lệ học sinh không có máy tính, máy tính bảng, tivi để học cao như: Bình Thuận (86,50%), Bạc Liêu (75,89%), Kon Tum và Tây Ninh (đều 53,19%), Hậu Giang (47,98%), Long An (41,64%), Đắk Lắk (39,89%), Quảng Ngãi (36,85%), Đồng Tháp (35,50%), Trà Vinh (34,69%)...

Địa phương có tổng số học sinh đang học trực tuyến cao là Hà Nội (1.573.885 em), TP Hồ Chí Minh (1.269.770 em), Bình Dương (374.596 em), Đắk Lắk (352.801 em) và Sơn La (204.418 em)...

 Ngọc Minh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hon-15-trieu-hoc-sinh-khong-co-thiet-bi-hoc-truc-tuyen-177118.html