Hơn 2,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến

17/08/2022 15:08

Kinhte&Xahoi Theo thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến 17 giờ ngày 16/8, cả nước có trên 940.500 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển (NVXT).

Tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là hơn 563.000. Tổng số lượng nguyện vọng là trên 2,6 triệu. Trung bình mỗi thí sinh có 4,62 nguyện vọng.

Ảnh minh họa

Đến thời điểm này, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT hoạt động tốt, không có sự cố bất thường xảy ra. Các hướng dẫn trên hệ thống tường minh, mạch lạc nên thí sinh thao tác thuận lợi.

Thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng không giới hạn số lần đến trước 17 giờ ngày 20/8. Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống sẽ do thí sinh quyết định.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, trong quá trình đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển.

Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh. Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển đối với các nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển (đối với các nguyện vọng theo phương thức xét tuyển khác, thí sinh thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức thu lệ phí xét tuyển trực tuyến, vì vậy để tránh các rủi ro về kỹ thuật (nếu có), thí sinh không để đến sát thời gian hết hạn mới thực hiện nộp lệ phí.

 Ngọc Minh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hon-26-trieu-nguyen-vong-dang-ky-xet-tuyen-truc-tuyen-203683.html