Huawei có khả năng "nhìn thấy tương lai"?

21/05/2019 09:16

Kinhte&Xahoi Huawei Technologies xác nhận rằng hãng đã tự làm hệ điều hành cho điện thoại thông minh và laptop, phòng trường hợp bị chặn khỏi phần mềm Mỹ.

Huawei đã có dự liệu từ trước

Một tin không vui với người dùng điện thoại Huawei khi Google tuyên bố đã ngưng cấp giấy phép và cắt đứt mọi thỏa thuận chia sẻ sản phẩm với “ông lớn” công nghệ Trung Quốc Huawei. Theo hãng tin RT, công ty công nghệ Thung lũng Silicon đã cắt đứt mọi thỏa thuận kinh doanh với Huawei liên quan đến việc chuyển giao phần cứng và phần mêm.

Ảnh minh họa.

Với quyết định này, Huawei cũng sẽ mất quyền truy cập nâng cấp hệ thống điều hành Android, và một số mẫu điện thoại thông minh sắp tới của Huawei không thể mở được ứng dụng Google, bao gồm Google Play Store và Gmail.

Một tin buồn với người đam mê công nghệ trên chiếc điện thoại Huawei của Trung Quốc.

Không chỉ vậy, hàng loạt nhà sản xuất chip của Mỹ đã dừng xuất xưởng sản phẩm cho Huawei, bao gồm Qualcomm, Qorvo, Micron Technology và Western Digital.

Tuy nhiên, nhận định trước những động thái cứng rắn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khó có cái kết "đẹp" thì để chuẩn bị cho đòn trừng phạt từ Washington, Huawei đã dự trữ sẵn các linh kiện đủ để sử dụng trong vòng 6 tháng (báo cáo từ Nikkei cho thấy).

Về phần mình, Huawei tuyên bố tập đoàn này đã dự trữ đủ số lượng chip và linh kiện quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh ít nhất 3 tháng nữa, đồng thời khẳng định đã lường trước cho tình huống này từ giữa năm 2018. Các quan chức Huawei tin tưởng có thể nhập khẩu chíp từ các nhà cung cấp Mỹ một khi hai nước đạt được một thỏa thuận cho cuộc chiến thương mại hiện nay.

Ông Nhiệm Chính Phi, người sáng lập Huawei.

HiSilicon, công ty sản xuất bộ vi xử lý thuộc hãng viễn thông Huawei, cũng tuyên bố sẽ sử dụng các chip dự phòng mà công ty này tự phát triển trong nhiều năm để ứng phó với các lệnh cấm của Mỹ.

Một động thái mới nhất, thì nhà sản xuất chip của Đức đưa ra thông tin dừng cung cấp sản phẩm của mình cho Huawei. Tờ cafef dẫn chứng - "Theo hai nguồn tin thân cận với sự việc của Nikkei Asian Review, nhà sản xuất chip của Đức, Infineon Technologies đã dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đòn trừng phạt của Washington nhắm vào hãng công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu được sự hưởng ứng của các nhà cung cấp chip bên ngoài nước Mỹ.

Nhà sản xuất chip của Đức này cung cấp các bộ vi điều khiển và các mạch tích hợp quản lý năng lượng cho Huawei. Huawei là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới.

Quyết định của Infineon về việc dừng cung cấp chip đến sau khi Bộ Thương mại Mỹ tuần trước đưa Huawei vào danh sách Entity List (Danh sách thực thể), buộc các công ty Mỹ phải có giấy phép của chính phủ nếu muốn xuất xưởng sản phẩm cho các công ty có tên trong danh sách.

Theo các luật sư nói với Nikkei Asian Review, các công ty nước ngoài sử dụng một lượng nhất định công nghệ Mỹ trong sản phẩm bán cho Huawei cũng phải chịu các hạn chế tương tự. Nếu không tuân thủ điều này, họ sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý từ phía Mỹ".


Theo VTV24.

Sức mạnh của Huawei

Tờ vneconomy tháng 2/2019 đã đưa ra bài viết - "Mỹ hiện nay chưa có một công ty nào được đánh giá là đối thủ ngang tầm với Huawei về thiết bị viễn thông. Đối thủ lớn nhất của Huawei hiện này là Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan, nhưng cả hai công ty này nhiều năm nay chật vật với thua lỗ và cắt giảm việc làm, trong khi Huawei đã cán mốc doanh thu 100 tỷ USD trong 2018.

Một số nhà mạng viễn thông quốc tế đã bày tỏ lo ngại rằng việc cấm thiết bị 5G của Huawei có thể khiến các quốc gia tự làm suy yếu năng lực công nghệ của mình. Tháng trước, Tổng giám đốc Vodafone, ông Nick Read, nói rằng lệnh cấm hoàn toàn đối với thiết bị Huawei sẽ cản trở quá trình triển khai mạng 5G.

Sự cẩn trọng hiện nay của các nước châu Âu đối với Huawei có thể khiến Ericsson và Nokia vui mừng, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng hai hãng này chưa đạt tới vị thế để có thể hưởng lợi từ những khó khăn hiện nay của Huawei. "Khó có thể nói rằng các nhà cung cấp khác sẽ hưởng lợi ngay", các nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro nhận xét.

"Qua trò chuyện với các nhà mạng, tôi được cho biết là Huawei có công nghệ hiện đại hơn so với các hãng khác ở thời điểm hiện nay", nhà phân tích Dexter Thillien thuộc Fitch Solutions phát biểu với CNN.

Sức mạnh tài chính dồi dào của Huawei đã giúp hãng này vượt qua đối thủ về đầu tư vào công nghệ mới.

Trong 2017, Huawei đầu tư hơn 13 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D), vượt qua Microsoft và Apple - theo số liệu của PwC. Trong khi đó, Nokia chỉ 5,6 tỷ USD cho R&D, còn Ericsson chi 4,4 tỷ USD.

"Những khó khăn về tài chính và chiến lược của hai công ty này trong mấy năm qua có thể đã khiến họ không thể tập trung đầy đủ vào công nghệ 5G", ông Thillien nhận định".

Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thanh Sơn - Phú Thọ: Xe quặng tặc hoành hành phá vỡ các con đường huyết mạch

Thanh Sơn là một huyện miền núi, trung du thuộc tỉnh Phú Thọ. Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác khoáng sản. Đằng sau những khu khai thác để phát triển kinh tế huyện lại là những mặt tối ít ai ngờ đến.