Khoảng 20% bệnh nhân nặng, nguy kịch chưa từng tiêm vắc xin COVID-19

22/09/2022 11:29

Kinhte&Xahoi Theo thống kê của Bộ Y tế hiện có gần 130 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị. Ca tử vong do COVID-19 cũng đang có dấu hiệu tăng lên.

Gần 130 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị

Bộ Y tế cho biết ngày 21/9 có 2.287 ca mắc mới COVID-19, giảm khoảng 900 ca so với ngày trước đó; trong ngày có gần 1.700 bệnh nhân khỏi.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.465.691 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.869 ca nhiễm).

Đến nay tổng số ca người mắc COVID-19 đã khỏi là 10.582.688 ca, trong số hơn 839 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, trong đó số bệnh nhân đang thở ô xy là 128 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 113 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Công tác rà soát số liệu tiêm chủng vắc xin COVID-19

Ngày 20/9 ghi nhận 4 ca tử vong tại: An Giang (2), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1). Đây cũng là ngày có số lượng ca tử vong do COVID-19 nhiều so với các ngày trước đó chỉ ghi nhận 1-2 trường hợp, hoặc không có trường hợp nào, nâng số trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua lên 2 ca.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) hiện có hơn 40 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, trong số này hơn 20 ca nặng, nguy kịch phải thở máy; số còn lại được can thiệp ôxy các mức.

Đáng chú ý, có khoảng 20% bệnh nhân nặng, nguy kịch chưa từng tiêm vắc xin COVID-19, chủ yếu rơi vào các ca cao tuổi, người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh nền.

Vẫn còn địa phương tiêm vắc xin COVID-19, nhập dữ liệu tiêm chủng chậm, thấp

 Trong ngày 20/9 có 192.393 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 259.655.735 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.295.001 liều: Mũi 1 là 71.063.197 liều; Mũi 2 là 68.651.397 liều; Mũi bổ sung là 14.808.004 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.487.879 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.284.524 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.872.134 liều: Mũi 1 là 9.102.781 liều; Mũi 2 là 8.843.816 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.925.537 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.488.600 liều: Mũi 1 là 9.788.320 liều; Mũi 2 là 6.700.280 liều.

Bộ Y tế cũng thông tin thêm về công tác tiêm chủng ngày 21/9/2022, theo đó, tổng số mũi tiêm là 259.733.668. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 58.702 tại 30 tỉnh, trong đó 45.957 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 12.745 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 50.765.139 mũi tiêm (78%) tăng 0,5%, trong ngày có 18 tỉnh triển khai với 8.045 người được tiêm. Tỷ lệ thấp: Bình Định (58,2%); Phú Yên (60,6%); Đồng Nai (53,1%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (59,8%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 15.310.781 mũi tiêm, trong ngày có 18 tỉnh triển khai với 15.132 người được tiêm.

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.940.409 trẻ (57,6%) tăng 0,1%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (34,6%); Phú Yên (22,2%); TP Hồ Chí Minh (34,5%); Bà Rịa - Vũng Tàu (16%); Đồng Nai (31,6%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (96,8%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).

Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm là 16.515.835. Mũi 1 là 9.798.538 trẻ (88,4%) tăng 0,2%. Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (74,2%); Đà Nẵng (65,3%); Thừa Thiên - Huế (77,4%); TP Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (70,8%). Tỷ lệ cao: Ninh Bình (98,2%); Bắc Giang (99,5%); Bắc Ninh (99,9%).

Mũi 2: 6.717.297 trẻ (60,6%) tăng 0,2%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (28,1%); Quảng Nam (26,7%); TP Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41%), Đồng Nai (43,1%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (94,8%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (92,8%).

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm vắc xin phòng COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19 và tiêm vắc xin; Tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên; Tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ cao; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương rà soát lại số liệu tiêm chủng để có con số chính xác; đẩy nhanh cập nhật dữ liệu tiêm chủng lên hệ thống nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khoang-20-benh-nhan-nang-nguy-kich-chua-tung-tiem-vac-xin-covid-19-206302.html