Năm 2022, Hà Nội đầu tư 1.464 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học

12/08/2022 12:56

Kinhte&Xahoi Tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Bộ GD&ĐT, tại điểm cầu của Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã thông tin về kết quả nổi bật của ngành Giáo dục Thủ đô năm học 2021 - 2022.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương báo cáo tại hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin về 5 kết quả nổi bật của ngành GD&ĐT trong năm học vừa qua.

Năm học 2021 - 2022, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát hệ thống trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tính đến tháng 6/2022, thành phố có 2.835 trường với 70.199 lớp với hơn 2 triệu học sinh, 138.090 giáo viên, 72.796 phòng học.

Toàn ngành đã triển khai thực hiện hiệu quả phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ 1.233 cán bộ giáo viên hơn 4 tỷ đồng. Ngành cũng trao hơn 10 nghìn thiết bị học trực tuyến trị giá hơn 30 tỷ đồng. Công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập được quan tâm. Năm 2022, thành phố có 51 trường được xây dựng mới, cải tạo 605 trường, bố trí 1.464 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm thực hiện. Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 64,3%, trong đó trường công lập đạt 79%. Thành phố cũng đã đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp hiện đại có diện tích 5 héc ta. Hà Nội đã khánh thành trung tâm điều hành giáo dục thông minh phục vụ công tác điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố. Hệ thống tuyển sinh trực tuyến đã có 86% tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. Học sinh Hà Nội đã đạt thành tích cao tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Ông Trần Thế Cương cũng cho biết: Ngành GD&ĐT Hà Nội đề ra 6 giải pháp để triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo. Đó là: Thực hiện công tác luân chuyển, bố trí giáo viên đúng sở trường, nâng cao năng lực nhà giáo; Triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giáo dục, cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng, thích ứng với thời kì mới.

Ngành Giáo dục Thủ đô ban hành chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo, cơ chế thu hút nhân tài về công tác tại Hà Nội, xây dựng cải tạo trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn giáo dục đại trà thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tạo đột phá trong quản trị nhà trường.

Ngành GD&ĐT cũng kiến nghị Chính phủ về việc xem xét, cho phép quy định số lượng cấp phó theo quy mô và loại hình của cơ sở giáo dục; cCho phép ký hợp đồng lao động với nhân viên làm công tác chuyên môn; Đồng thời kiến nghị với Bộ GD&ĐT về việc xây trường chuẩn quốc gia, tháo gỡ những khó khăn của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện.

 Ngọc Minh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nam-2022-ha-noi-dau-tu-1464-ty-dong-de-mua-sam-thiet-bi-day-hoc-203339.html