Ngày 15/5, cả nước ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới COVID-19

15/05/2022 19:02

Kinhte&Xahoi Chiều 15/5, Bộ Y tế cho biết, cả nước ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó không có ca nhập cảnh và 1.594 ca ghi nhận trong nước.

Thông tin các ca nhiễm mới

 Tính từ 16h ngày 14/5 đến 16h ngày 15/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 1.594 ca ghi nhận trong nước (giảm 301 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.029 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (461), Quảng Ninh (88), Nghệ An (80), Yên Bái (80), Tuyên Quang (73), Phú Thọ (73), Bắc Ninh (57), Thái Bình (47), Đà Nẵng (46), Quảng Bình (46), Thái Nguyên (45), Lào Cai (44), Vĩnh Phúc (41), Ninh Bình (29), Sơn La (28), Bình Phước (26), Nam Định (26), TP. Hồ Chí Minh (25), Bình Dương (24), Bắc Kạn (23), Hà Nam (23), Hải Dương (22), Hà Tĩnh (21), Hòa Bình (20), Hải Phòng (19), Hưng Yên (19), Lâm Đồng (18), Lạng Sơn (14), Cao Bằng (12), Điện Biên (9), Hà Giang (8 ), Bình Định (7), Quảng Trị (6), Gia Lai (5), Lai Châu (4), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Kiên Giang (3), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (2), Thừa Thiên Huế (2), Hậu Giang (2), Bắc Giang (2), Khánh Hòa (1), Vĩnh Long (1), Trà Vinh (1), Bạc Liêu (1).

Ngày 15/5, cả nước ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới COVID-19

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (-51), Nghệ An (-35), Lai Châu (-30).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+57), Đà Nẵng (+19), Bình Phước (+15).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 2.493 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

 Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.696.630 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.085 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.688.877 ca, trong đó có 9.352.223 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.595.101), TP. Hồ Chí Minh (608.954), Nghệ An (483.509), Bắc Giang (386.441), Bình Dương (383.669).

Tình hình điều trị

 Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.448 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.355.040 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 340 ca.

Từ 17h30 ngày 14/5 đến 17h30 ngày 15/5 ghi nhận không có ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.065 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.506.249 mẫu tương đương 85.811.485 lượt người, tăng 803 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng

 Trong ngày 14/4 có 151.255 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 216.959.400 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 197.055.979 liều: Mũi 1 là 71.467.182 liều; Mũi 2 là 68.682.995 liều; Mũi 3 là 1.506.116 liều; Mũi bổ sung là 15.163.833 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 40.211.652 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 24.201 liều.

Ngày 15/5, cả nước ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới COVID-19

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.402.118 liều: Mũi 1 là 8.918.341 liều; Mũi 2 là 8.483.777 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.501.303 liều: Mũi 1 là 2.501.097 liều; Mũi 2 là 206 liều.

 Phương Thu -TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ngay-155-ca-nuoc-ghi-nhan-1594-ca-nhiem-moi-covid-19-196534.html