Ngày 29/7, cả nước ghi nhận 1803 ca mắc COVID-19

29/07/2022 19:12

Kinhte&Xahoi Chiều 29/7, Bộ Y tế cho biết, cả nước ghi nhận 1803 ca mắc COVID-19.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.776.484 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.713 ca nhiễm).

Ngày 29/7, cả nước ghi nhận 1803 ca mắc COVID-19

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.077 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.897.545 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 45 ca. Từ 17h30 ngày 28/7 đến 17h30 ngày 29/7 ghi nhận 1 ca tử vong tại: Quảng Ninh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.093 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Trong ngày 28/7 có 933.258 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 244.757.059 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 212.339.674 liều: Mũi 1 là 71.301.779 liều; Mũi 2 là 68.824.726 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.513.314 liều; Mũi bổ sung là 14.003.838 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.778.921 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 8.917.096 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 20.544.207 liều: Mũi 1 là 9.043.632 liều; Mũi 2 là 8.697.595 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.802.980 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 11.873.178 liều: Mũi 1 là 7.794.234 liều; Mũi 2 là 4.078.944 liều.

 Phương Thu - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ngay-297-ca-nuoc-ghi-nhan-1803-ca-mac-covid-19-202235.html