Nhiều bệnh nhân COVID-19 trong đó có trẻ em chưa tiêm vắc xin

25/08/2022 14:07

Kinhte&Xahoi Số bệnh nhân COVID-19 nặng trên cả nước đang gia tăng, thống kê của một số cơ sở điều trị cho thấy khá nhiều bệnh nhân là người lớn và trẻ em đều chưa tiêm vắc xin.

Ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng

 Bộ Y tế cho biết ngày 24/8 có 3.591 ca COVID-19 mới, tăng gần 400 ca so với ngày 23/8.

Trong ngày số bệnh nhân khỏi tăng vọt lên hơn 14.000 ca; 2 trường hợp bệnh nhân tại Tây Ninh tử vong.

Ảnh minh họa

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.392.859 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.834 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.104.180 ca; Trong số bệnh nhân đang theo dõi và điều trị có 146 ca thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 131 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 8 ca. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số bệnh nhân nặng liên tục gia tăng trong thòi gian qua.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị hơn 130 bệnh nhân COVID-19, trong số này, khoảng 40 ca thở máy, 40 ca thở oxy, có 7 ca là trẻ em.

Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, trong 197 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện, có 51 trẻ em.

Đặc biệt, trong số các ca mắc mới, số ca là trẻ em chưa tiêm vắc xin chiếm tỷ lệ cao; 53 trong tổng số 69 trẻ mắc COVID-19 ngày 23/8 chưa tiêm vắc xin (chiếm gần 77%), trong số này có những trẻ chưa đến tuổi tiêm.

Nhiều địa phương tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm

Các chuyên gia cảnh báo, khi thời điểm năm học mới sắp bắt đầu, có thể số trẻ mắc COVID-19 sẽ gia tăng nhanh.

Hiện chỉ còn không đầy 1 tuần nữa để đạt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, nhưng nhiều địa phương tiêm rất chậm, thấp; có 5 tỉnh, thành tiêm mũi 2 mới chỉ từ 19,1%- 34,5%.

Ảnh minh họa

Bộ Y tế cho biết vừa ban hành kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông “Vui Trung thu và tựu trường an toàn" về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 18 tuổi từ nay đến ngày 30/9/2022.

Chiến dịch này nhằm truyền thông về đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 - dưới 18 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng và các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch, tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm đến nay là 14.784.087, trong đó mũi 1: 9.065.551 trẻ (đạt tỷ lệ 81,3%); tăng 0,4% so với ngày trước đó.

5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ thấp dưới 64% là: Đà Nẵng (56,5%); Quảng Nam (52,8%); Bình Thuận (63,2%); TP Hồ Chí Minh (53,6%); Bình Dương (60,6%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Kon Tum (97,1%); Cần Thơ (98,4%); Bạc Liêu (99,5%).

Mũi 2: 5.718.536 trẻ (đạt tỷ lệ 51,3%); tăng 0,1% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ thấp dưới 35% là: Đà Nẵng (20,7%); Quảng Nam (19,1%); Khánh Hòa (34,5%); TP Hồ Chí Minh (31,5%); Bình Dương (27,2%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (81%); Sóc Trăng (89,8%); Vĩnh Long (80,2%).

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3: Tổng số có 49.680.889 mũi tiêm (75,8%) tăng 0,2%, trong ngày có 42 tỉnh triển khai với 247.382 người được tiêm.

Tỷ lệ thấp: Bình Định (56,8%); Khánh Hòa (55,2%); Cần Thơ (56,7%); Đồng Tháp (56,8%), Bình Phước (57,5%).

Tỷ lệ cao: Thanh Hóa (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tổng số có 13.430.204 mũi tiêm (71%) tăng 0,8 %, trong ngày có 42 tỉnh triển khai với 162.416 người được tiêm.

Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (40,4%); Đà Nẵng (44,6%); TP Hồ Chí Minh (50,4%); Tây Ninh (53,1%); Bình Phước (53%).

Tỷ lệ cao: Hưng Yên (97,2%); Lạng Sơn (94,6%); Long An (99,2%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 3: 4.227.104 trẻ (đạt tỷ lệ 48,9%) tăng 0,4% so với ngày trước đó.

5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp là: Phú Yên (13,8%); Bình Thuận (26,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (14,7%); Đồng Nai (22,6%); Bình Dương (22,7%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (87,5%); Quảng Ninh (82,8%); Sóc Trăng (84,8%).

Phương Thu - Ảnh: Bộ Y tế - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/nhieu-benh-nhan-covid-19-trong-do-co-tre-em-chua-tiem-vac-xin-204270.html