Sau nhiều biến cố, Tập đoàn FLC quyết mua lại trụ sở đã gán nợ ngân hàng

03/09/2022 21:04

Kinhte&Xahoi Động thái mới cho thấy Tập đoàn FLC quyết tâm mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã được gán nợ cho Ngân hàng OCB.

Ngày 29/8, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FHH) đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản giữa doanh nghiệp này, Công ty Cổ phầnTập đoàn FLC (FLC) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Cụ thể, hợp đồng sẽ hết hiệu lực khi FLC và FLCHomes đã liên đới hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã nhận theo quy định tại hợp đồng mua bán tài sản cho OCB.

Sau khi hợp đồng mua bán tài sản chấm dứt hiệu lực, cho phép bán/chuyển nhượng tài sản cho bên thứ 3 khác với giá trị chuyển nhượng tối thiểu là 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).

Trụ sở Tập đoàn FLC

Hội đồng quản trị FLCHomes cũng ủy quyền cho FLC là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chấm dứt hợp đồng và chuyển nhượng tài sản.

Tài sản trong giao dịch nói trên chính là tòa nhà số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là nơi Tập đoàn FLC và nhiều công ty cùng hệ sinh thái đặt trụ sở (Bamboo Airways, FLC Faros...).

Trước đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).

FLC ghi nhận khoản vay ngắn hạn khoảng 713 tỷ đồng tại OCB và 817 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho ngân hàng này. Được biết, OCB là một trong những ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất.

Tòa nhà tại 265 Cầu Giấy do FLC xây dựng từ năm 2015, tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2019 gồm 38 tầng nổi, 4 tầng hầm, diện tích sử dụng hơn 100.000m2. Sau khi hoàn thiện thủ tục mua lại, FLC dự kiến bán toà nhà 265 Cầu Giấy này cho bên thứ ba với giá tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

 Hậu Lộc - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/sau-nhieu-bien-co-tap-doan-flc-quyet-mua-lai-tru-so-da-gan-no-ngan-hang-204872.html