Sau tỷ phú Vượng, tỷ phú Dương tính chuyện làm xe máy

03/03/2020 16:00

Kinhte&Xahoi Sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương cũng đã lập công ty sản xuất xe máy.

Sau tỷ phú Vượng, tỷ phú Dương sẽ gia nhập thị trường xe máy

Ngày 21/2/2020, Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Sản xuất Xe Mô tô THACO - THACO Motorcycle.

THACO Motorcycle có vốn điều lệ 10 tỷ đồng do THACO sở hữu 100% vốn, đặt trụ sở chính tại Khu công nghiệp Cơ khí và Ô tô Chu Lai Trường Hải. Ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là sản xuất mô tô, xe máy. Công ty do ông Trần Bá Dương làm chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật.

Dù chưa có công bố cụ thể nhưng đây có thể coi là động thái THACO sẽ tham gia vào thị trường sản xuất xe máy sau một thời gian dài sản xuất - kinh doanh ô tô, máy nông nghiệp,...

THACO đang thực hiện chiến lược đa ngành trong đó xác định Ô tô và Cơ khí là chủ lực cùng 2 lĩnh vực chính: Nông nghiệp và Đầu tư Xây dựng; 2 lĩnh vực hỗ trợ: Logistics và Thương mại Dịch vụ.

Dự kiến THACO sẽ trình trình Đại hội cổ đông thường niên 2020 và triển khai nhanh chương trình tái cấu trúc theo hướng Tập đoàn - THACO Group giữ vai trò holding và 5 tổng công ty thành viên đảm nhiệm 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Hiện Thaco chưa công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019. Theo kỳ báo cáo tài chính bán niên gần nhất, tập đoàn của tỷ phú Trần Bá Dương đạt doanh thu thuần 26.836 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.807 tỷ đồng sau 6 tháng đầu 2019.

Mới đây THADI đã hợp tác chiến lược với Hùng Vương (HVG) để phát triển thêm mảng chăn nuôi. Theo nội dung hợp tác chiến lược được ký vào ngày 9/1, THADI (Công ty nông nghiệp của THACO) sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống.

Tính đến nay, THADI đã sở hữu 24,28% vốn Hùng Vương, ứng với 53,9 triệu cổ phiếu. Năm 2020, HVG tiếp tục sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn, đối tượng chào bán dự kiến là THACO cùng các bên liên quan.

Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội do ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, dậy sóng, đặc biệt là 3 phiên cuối tuần khi tăng kịch trần đi kèm khối lượng giao dịch bùng nổ.

SHB tăng lên mức 9.600 đồng/cổ phiếu và đây cũng là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này. SHS tăng lên 7.900 đồng/cổ phiếu và là phiên tăng trần đầu tiên. Hai cổ phiếu SHB và SHS đều đang giao dịch trên sàn Hà Nội nên đây cũng là phần đóng góp lớn nhất trong việc kéo HNX-Index đảo chiều ngoạn mục để tăng điểm trở lại vào cuối phiên.

Ngày 25/2, SHB có thông báo đã phân phối xong hơn 251,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho hơn 33.400 cổ đông, qua đó, nâng tổng số cổ phiếu SHB lưu hành trên thị trường lên hơn 1,45 tỷ cổ phiếu.

Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần chìm trong sắc đỏ. Phiên giao dịch 28/2 khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 16,25 điểm (1,81%) xuống 882,19 điểm; UPCom-Index giảm 0,85% xuống 55,05 điểm và chỉ có HNX-Index có được sắc xanh khi tăng 0,19% lên 109,47 điểm nhờ sự khởi sắc của SHB, SHS, VCG.

Dù vậy, giao dịch khối ngoại tiếp tục diễn ra khá tiêu cực khi họ bán ròng phiên thứ 14 (liên tiếp) với tổng giá trị 410 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại hướng tới các Bluechips như MSN, E1VFVN30, VNM, VRE,... Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh với 15,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 376,35 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giảm điểm tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua khi các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với sự lan rộng toàn cầu dịch bệnh COVID-19. Tất cả các chỉ số chính đều giảm hơn 10% so với mức đỉnh được thiết lập chỉ một tuần trước đó.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.409 điểm (giảm 10,54%), chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.954 điểm (giảm 9,3%) và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.567 điểm (giảm 6,76%). Chỉ số biến động Cboe (VIX) tăng vọt lên gần 50 điểm vào sáng thứ Sáu, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận Ba Đình (Hà Nội): Nhiều uẩn khúc trong việc cấp sổ đỏ tại số 33, phố Tân Ấp

Đã về hưu, Xí nghiệp bị giải thể nhưng ông Nguyễn Việt Trung lại không bàn giao tài sản cho Công ty CP Vật liệu xây dựng & Xuất nhập khẩu Hồng Hà, thay vào đó có dấu hiệu không minh bạch trong việc cho thuê nhà, biến tài sản chung thành tài sản riêng. Tài sản được cấp sổ đỏ có nhiều uẩn khúc, khó hiểu.

Theo Vietnamnet/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/sau-ty-phu-vuong-ty-phu-duong-tinh-chuyen-lam-xe-may-d118479.html