Số người nhiễm Covid-19 tăng "chóng mặt", Trump yêu cầu General Motors sản xuất máy thở

28/03/2020 11:04

Kinhte&Xahoi Hôm nay, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh nhằm có hiệu lực để General Motors (GM) sản xuất máy thở cho bệnh nhân nhiễm corona virus theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng- Defense Production Act.

Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu General Motors sản xuất máy thở.

Trump cho biết các cuộc đàm phán với General Motors đã có kết quả nhưng cuộc chiến chống lại virus của chúng ta quá khẩn cấp không cho phép quá trình ký kết hợp đồng tiếp tục diễn ra như thường lệ. GM đã đang lãng phí thời gian, và hành động của ông sẽ giúp đảm bảo việc sản xuất máy thở nhanh chóng sẽ cứu sống người dân Mỹ.

Trước đây Trump đã miễn cưỡng sử dụng hành động này để buộc các doanh nghiệp đóng góp vào cuộc chiến corona virus, và không rõ điều gì khiến ông kích hoạt lệnh đối với GM.

Nhà sản xuất ô tô Detroit là một trong những công ty chậm nhất trong số các công ty Hoa Kỳ đang cố gắng tái sử dụng các nhà máy để chế tạo máy thở. GM đang làm việc với công ty Ventec Life Systems, một nhà sản xuất máy thở nhỏ ở Seattle để tăng sản xuất của công ty và sẽ sử dụng một nhà máy điện tử tự động GM ở Kokomo, tiểu bang Indiana để chế tạo máy.

Ngày 27/3, Công ty này cho biết họ có thể tạo ra 10.000 máy thở mỗi tháng bắt đầu từ tháng 4 và khả năng còn nhiều hơn .

Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ sản xuất 100.000 máy thở trong 100 ngày và cho biết ông đã giao cho trợ lý Nhà Trắng Peter Navarro là người điều của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng. “Chúng tôi sẽ sản xuất rất nhiều máy thở và cam kết sẽ đáp ứng các nhu cầu của Hoa Kỳ đồng thời giúp đỡ các quốc gia khác.”

Sau khi Trump viện dẫn đạo luật này, GM cho biết, trong một tuyên bố rằng họ đã làm việc suốt hơn một tuần với các nhà cung cấp phụ tùng và các bộ phận của Ventec để sản xuất thêm máy thở. Công ty này nói rằng cam kết của họ trong việc sản xuất máy thở Ventec chưa bao giờ thay đổi.

Trump phát biểu từ Phòng Bầu dục, chính phủ Mỹ nghĩ rằng đã có thỏa thuận cho 40.000 máy thở nhưng GM đã cắt giảm con số xuống còn 6.000 và đưa  mức giá cao hơn so với thảo luận trước đây.

“Tôi không thích điều đó. Vì vậy, chúng tôi đã kích hoạt lệnh với sự tôn trọng đối với General Motors. Và hy vọng, có lẽ chúng tôi thậm chí không cần áp lệnh. Chúng tôi sẽ có thông tin”, ông nói.

GM cho biết họ đang yêu cầu về giá nguyên vật liệu với Ventec. Và Ventec, không phải GM, sẽ đàm phán với chính phủ. Chris Brooks, giám đốc chiến lược của công ty cho biết, những thay đổi duy nhất mà Ventec đã thực hiện là theo yêu cầu của chính phủ. GM sẽ chỉ là một nhà sản xuất hợp đồng cho Ventec, ông nói.

Brooks tiết lộ, máy thở, có thể hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân đang được chăm sóc tích cực, có giá khoảng 18.000 USD mỗi chiếc. Điều đó rẻ hơn nhiều so với các máy thở có chức năng hiện đại nhất hiện nay đang sử dụng tại các bệnh viện với giá lên tới 50.000 USD.
 
Theo Brooks, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang đã đưa ra nhiều yêu cầu kể từ Chủ nhật để ước tính có bao nhiêu máy thở mà Ventec có thể chế tạo và giá là bao nhiêu, nhưng không đưa ra được bất kỳ con số nào. Điều đó có thể làm chậm các nỗ lực của Ventec để tăng cường sản xuất bởi vì không biết có bao nhiêu máy thở mà Ventec phải thực hiện.

Hành động của Trump xuất hiện ngay sau khi một loạt công kích GM và tổng giám đốc điều hành Mary Barra. Tổng thống đã kêu gọi Ford sản xuất máy thở thật nhanh. Ford cũng đã trả lời rằng hãng này đang căng sức làm việc không ngừng nghỉ.

Đó là một sự thay đổi mạnh mẽ giọng điệu so với đêm hôm trước, khi tổng thống nói với Fox News rằng những lời cầu xin của các bệnh viện có thêm máy thở được phóng đại. Trump đã đặt câu hỏi liệu số lượng máy thở mà các bệnh viện yêu cầu có bị phóng đại hay không: “Tôi không tin rằng các bệnh viện cần 40.000 hoặc 30.000 máy thở. Bạn biết đấy, đôi khi bạn đi đến các bệnh viện lớn, họ sẽ có hai máy thở. Và bây giờ, đột nhiên, họ nói, chúng ta có thể đặt mua 30.000 máy thở không?”

Các chuyên gia nói rằng cho dù các công ty có thể tạo ra bao nhiêu máy thở, thì nó vẫn không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu và có thể không kịp giúp các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các ca nhiễm virus nghiêm trọng.

Hiện tại, các bệnh viện của Hoa Kỳ có khoảng 65.000 máy thở hoàn toàn có khả năng điều trị cho bệnh nhân coronavirus nặng. Tiến sĩ Lewis Rubinson, giám đốc y tế tại Trung tâm y tế Morristown ở New Jersey và là tác giả chính của một bài báo trên tạp chí y khoa năm 2010 về vấn đề này cho biết, họ có thể điều trị khoảng 170.000 người cùng lúc, bao gồm một số trường hợp nhẹ hơn.

Vào tháng Hai, Tiến sĩ James Lawler, phó giáo sư và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, ước tính rằng 960.000 người ở Hoa Kỳ sẽ cần phải thở máy.

Rubinson cho biết, rất có thể Hoa Kỳ sẽ cần nhiều máy thở cùng một lúc, ước tính Mỹ sẽ cần nhiều hơn 300.000 rất nhanh. Nếu dịch tiến triển nhanh, mọi người sẽ bị bệnh vào những thời điểm khác nhau, buộc các bệnh viện sử dụng máy thở trên nhiều bệnh nhân.

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, coronavirus gây tổn thương mô khỏe mạnh trong phổi, khiến chúng khó đưa oxy vào máu. Viêm phổi có thể phát triển, theo đó tình trạng nghiêm trọng hơn và có khả năng gây tử vong dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính, có thể phá huỷ các cơ quan khác.

Thống đốc New York, Andrew Cuomo đã yêu cầu thêm 30.000 máy thở để xử lý tình trạng gia tăng các bệnh nhân nhiễm virus nguy kịch dự kiến trong ba tuần tới.

Dân biểu Hoa Kỳ , Debbie Dingell, đại diện đảng Dân chủ Michigan, cho biết tiểu bang của bà đang phải đối mặt với một nhu cầu bức thiết về máy thở. Michigan đã có ba trường hợp tử vong do coronavirus một tuần trước nâng  tổng số 92 vào thứ Sáu.Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải để các nhà khoa học và bác sĩ cho chúng ta biết những gì chúng ta cần chứ không phải những người không có bằng cấp hay lý lịch y khoa, bà nhấn mạnh.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đông Anh – Hà Nội: Hai trại nuôi lợn xây dựng trên đất nông nghiệp

Hai trang trại nuôi lơn rộng hàng nghìn mét vuông được xây dựng trên đất nông nghiệp từ cuối năm 2018 tại xứ đồng Bãi bồi ven sông, thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch huyện Đông Anh, Hà Nội. Hậu quả, dẫn tới việc gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Điều đáng nói khu đất này đã được mang ra đấu giá và có người trúng thầu nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng lại chưa bàn giao mặt bằng cho người trúng thầu, không hề xử lý các sai phạm trên khiến dư luận bất bình.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/so-nguoi-nhiem-covid-19-tang-chong-mat-trump-yeu-cau-general-motors-san-xuat-may-tho-d120428.html