Thanh Hóa xử lý 236 vụ buôn lậu trong tháng 10/2022

25/10/2022 14:17

Kinhte&Xahoi Tháng 10/2022, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xử lý 236 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt hành chính là 707 triệu đồng.

Trong tháng 10/2022, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường và tỉnh Thanh Hóa, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân.

Các đội quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã xử lý 236 vụ vi phạm, với tổng số tiền xử phạt hành chính 707 triệu đồng.

Theo đó, cùng với việc triển khai các kế hoạch kiểm soát định kỳ, chuyên đề, đơn vị cũng tăng cường lực lượng trinh sát, nắm bắt địa bàn để đấu tranh chống các hành vi gian lận trong kinh doanh.

Riêng tháng 10/2022 các đội quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tiến hành kiểm tra 275 vụ việc. Trong đó, xử lý 236 vụ vi phạm, với tổng số tiền xử phạt hành chính 707 triệu đồng.

Trong 236 vụ việc vi phạm bị xử lý có 25 vụ vi phạm trong lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, 24 vụ xử lý về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ, 47 vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, 121 vụ xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và 19 vụ việc khác.

Lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng đã lồng ghép công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, phổ biến pháp luật để người kinh doanh, người dân nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành chính sách pháp luật, góp phần bình ổn giá cả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh cũng như người tiêu dùng.

 Nguyễn Xinh - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/thanh-hoa-xu-ly-236-vu-buon-lau-trong-thang-10-2022-d185790.html