Thời tiết xấu cản trở nỗ lực tìm kiếm vụ máy bay chở 22 người mất tích tại Nepal

29/05/2022 18:27

Kinhte&Xahoi Bộ Nội vụ Nepal cho biết hai máy bay trực thăng đã được triển khai để tìm kiếm chiếc máy bay chở theo 22 người mất tích trước đó. Tuy nhiên, thời tiết xấu đang cản trở nỗ lực này.

Phanindra Mani Pokharel, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Nepal, cho biết 2 trực thăng đã xuất phát để tìm kiếm, nhưng tầm nhìn bị giới hạn. "Thời tiết xấu có thể cản trở quá trình tìm kiếm. Tầm nhìn rất kém khiến họ không thể quan sát được gì".

Hình ảnh một chiếc DHC-6 Twin Otter của hãng Tara Air, Nepal tháng 12/2021 (Ảnh: Reuters)

Trước đó, giới chức Nepal, một máy bay tư nhân chở 22 người đã bị mất tích khi đang trên đường từ thị trấn du lịch Pokhara, cách thủ đô Kathmandu 200km về phía Tây Bắc, đến khu vực Jomsom, cách thủ đô 80km về phía Tây Bắc.

Jomsom là một địa điểm trekking nổi tiếng trên dãy Himalaya cách Pokhara khoảng 20 phút đi máy bay.

Máy bay mất tích trên do hãng hàng không tư nhân Tara Air của Nepal vận hành. Máy bay của hãng chủ yếu là mẫu Twin Otter do Canada sản xuất.

Tara Air xác nhận trên máy bay có 4 công dân Ấn Độ và 2 khách nước ngoài chưa rõ quốc tịch.

Thời tiết thất thường và địa hình núi non hiểm trở là những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn hàng không tại Nepal.

Bên cạnh đó, quốc gia này cũng có một số đường băng xa xôi và phức tạp nhất thế giới, được bao bọc bởi những đỉnh núi phủ tuyết, đặt ra thách thức cho phi công.

Vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất gần đây tại Nepal diễn ra hồi tháng 3/2018, khi chiếc Bombardier Q400 của hãng US-Bangla Airlines gặp nạn lúc hạ cánh ở sân bay Tribhuvan, Kathmandu khiến 51 người thiệt mạng, 20 người bị thương.

 Hà Linh - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thoi-tiet-xau-can-tro-no-luc-tim-kiem-vu-may-bay-cho-22-nguoi-mat-tich-tai-nepal-197602.html