Trên thực tế, các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển dụng những người thực sự giỏi, có chuyên môn, làm việc hiệu quả. Nhưng bộ phận tuyển dụng bị khó khi họ chỉ có một khoảng thời gian nhất định, với lượng nhân sự và nguồn lực rất giới hạn để xử lý công việc.
Ảnh minh họa
Khi các bạn nộp hồ sơ tuyển dụng vào doanh nghiệp thì đồng thời cũng có hàng trăm đến hàng ngàn hồ sơ khác cùng được gửi đến. Với nhiều doanh nghiệp, bộ phận xử lý tuyển dụng chỉ được phụ trách với khoảng 2-5 nhân viên. Những nhân viên này không chỉ thực hiện duy nhất công việc tuyển dụng, mà họ còn phụ trách xử lý nhiều công việc khác. Chính vì vậy mà việc theo dõi, đánh giá từng hồ sơ tuyển dụng trở nên quá tải, tiêu tốn khá nhiều thời gian, nhân lực.
Với áp lực đó, bộ phận tuyển dụng phải áp dụng các phương pháp sàng lọc hồ sơ để nhanh chóng xác định được nhóm hồ sơ phù hợp với vị trí tuyển dụng. Một trong số các tiêu chí thường được sử dụng khi sàn lọc hồ sơ chính là theo dõi kinh nghiệm, bằng cấp, điểm số. Mặc dù các tiêu chí này không hoàn toàn chính xác, nhưng chúng cho phép nhà tuyển dụng có được xác xuất cao tiếp cận với các hồ sơ có năng lực. Dựa trên danh sách hồ sơ được phân loại, họ tiếp tục thực hiện liên hệ phỏng vấn trực tiếp, thử việc.
Nhưng yếu tố quyết định cốt lõi của nhà tuyển dụng vẫn là năng lực thật sự của ứng viên. Đó chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ của ứng viên trong quá trình làm việc. Nhà tuyển dụng vẫn để ý kỹ những hồ sơ thể hiện rõ chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm phấn đấu nghề nghiệp. Và khi phỏng vấn trực tiếp họ cũng sẽ nhận ra khả năng chuyên môn của người ứng tuyển.
Thực tế cho thấy, một số bạn ở chọn được trường danh tiếng, với số điểm và tấm bằng loại ưu hoặc ít ra cũng loại khá tuy nhiên lúc vào làm ở một số doanh nghiệp vẫn còn nhiều điều chưa thực sự tốt. Những người này họ có kiến thức chắc về chuyên môn trong lý thuyết ở nhà trường tuy nhiên lúc bắt tay vào công việc lại không nhanh nhạy, không nắm bắt được thực tế cộng với giao tiếp chưa tốt nên cũng sẽ không có một kết quả tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đã thất bại khi nhìn vào bằng cấp.
Khi đã làm việc ở doanh nghiệp, dù ở vị trí nào, với năng lực thật sự và nỗ lực làm viêc nghiêm túc, doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận ra và cất nhắc vào các vị trị phù hợp với năng lực.
Vì vậy, các bạn nên tập trung công sức và tiền bạc để học cải thiện, dành để nâng cao năng lực chuyên môn của mình sẽ thiết thực hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Đồng thời cũng nên nghiêm túc hơn trong việc phát triển chuyên môn nghề của bản thân, tập trung chuyên sâu vào các môn học chuyên ngành còn lại, trao đổi tích cực với giới chuyên môn như giáo viên, những người đã ra trường đi làm... Nếu làm được như vậy các bạn sẽ không phải lo lắng về việc chọn trường, hay xếp loại bằng cấp. Cái cốt lõi vẫn là năng lực thực sự bên trong con người, khối óc của các bạn.
Như vậy, bằng cấp, trường lớp chưa phải là vấn đề cốt lõi mà đó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố để có tên gọi là năng lực. Có năng lực thực sự bạn sẽ đứng vững trong công việc dù ở doanh nghiệp nào.
Theo hoanhap.vn