Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại khu vực Hoàng Sa

24/05/2019 16:36

Kinhte&Xahoi “Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không tái diễn hoạt động nói trên, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại họp báo.

Tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều nay (23/5), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc từ ngày 22-26/4/2019 tổ chức đua thuyền buồm cúp Ty Nam tại khu vực đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo đó, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. 

Việc Trung Quốc tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 7 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. 

“Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không tái diễn hoạt động nói trên, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực”, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Về phản ứng của Việt Nam trước việc báo cáo ngày 20/5 của các chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) cho biết các đội tàu đánh bắt nghêu có tiếng phá hoại môi trường của Trung Quốc đã gia tăng hoạt động tại Biển Đông, cụ thể là vùng biển quanh Đá Bông Bay và đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền rõ ràng và các vấn đề liên quan khác ở Biển Đông là rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. 

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc khai thác các nguồn tài nguyên ở khu vực Biển Đông cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như được nêu trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, theo đó việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

“Các quốc gia cũng cần tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về môi trường”, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói thêm.

 Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biệt thự, nhà tầng không phép đua nhau “mọc” trên đất nông nghiệp ở TP Thái Bình

Cả dự án đất cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang mục đích nuôi, trồng thủy sản bị biến tướng thành đất ở. Các cá nhân đua nhau xây dựng nhà tầng kiên cố, thậm chí cả biệt thự mái thái hoành tráng như chốn vô pháp, vô cương. Đó là thực tế đã và đang xảy ra tại thôn Vũ Trường, xã Vũ Chính, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Thanh Sơn - Phú Thọ: Xe quặng tặc hoành hành phá vỡ các con đường huyết mạch

Thanh Sơn là một huyện miền núi, trung du thuộc tỉnh Phú Thọ. Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa, song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng để phát triển khai thác khoáng sản. Đằng sau những khu khai thác để phát triển kinh tế huyện lại là những mặt tối ít ai ngờ đến.