Xuất khẩu thủy sản bắt đầu “lội ngược dòng”

08/11/2021 15:42

Kinhte&Xahoi Việc nới lỏng giãn cách và mở cửa trở lại tại các địa phương để phục hồi sản xuất đã giúp xuất khẩu thủy sản tháng 10/2021 có những tín hiệu tích cực.

Xuất khẩu tôm tháng 10/2021 tăng nhẹ (Ảnh: VASEP)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 10/2021 đạt 918 triệu USD, tăng 47% so với tháng 9 và đạt gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hầu hết các sản phẩm chính đều tăng trưởng trở lại như cá ngừ và mực bạch tuộc đều tăng 18%, cua ghẹ tăng 13%, tôm tăng 1,6%. Những con số tăng trưởng cho thấy, sản xuất, xuất khẩu thủy sản đang dần ổn định và hồi phục rõ rệt.

Mặc dù vậy, riêng cá tra vẫn giảm 18% doanh số xuất khẩu trong tháng 10/2021, chỉ đạt 139 triệu USD, do thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất, chế biến cá tra ở các địa phương vẫn cầm chừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo VASEP, hiện tiêu thụ cá tra tại nhiều thị trường hồi phục và tăng trưởng tốt nhưng nhiều nhà máy vẫn đang tập trung loay hoay chống dịch bệnh.

Điều này khiến cho giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm, người nuôi đã giảm sản lượng cá tra giống, cá thương phẩm. Do đó, cả doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi đều đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, một số doanh nghiệp chế biến cá tra tạm ngừng hoạt động trong mấy tháng do chưa đảm bảo quy định “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp cá tra lớn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhưng giảm công suất.

Mặt khác, việc áp dụng “3 tại chỗ” trong thời gian dài, doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại như cơ sở vật chất thiếu thốn, công nhân ít nhiều bị ảnh hưởng tâm lý lo lắng và phát sinh nhiều chi phí.

Tính đến hết tháng 10/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4%. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 3,2 tỷ uSD, tăng 2,6%, cá tra đạt 1,2 tỷ USD tương đương cùng kỳ năm ngoái, cá ngừ đạt 598 triệu USD, tăng 10%, mực bạch tuộc đạt 475 triệu USD, tăng 4,5%, các loại cá khác giảm gần 1% đạt 1,36 tỷ USD...

Xét về thị trường, Mỹ chiếm 24% kim ngạch với gần 1,7 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ, Nhật Bản chiếm 15% với 1,08 tỷ USD, giảm 7%. Trung Quốc và EU đều chiếm 12% với giá trị lần lượt là 872 triệu USD, giảm 24% và 864 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá của VASEP, nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu vẫn cao, sản xuất chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục và hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại trong hai tháng tới khi tỷ lệ tiêm vắc xin ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên nhanh chóng, hạn chế tác động của dịch Covid-19.

 Hậu Lộc - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/xuat-khau-thuy-san-bat-dau-loi-nguoc-dong-182376.html