Covid-19: Dân kinh doanh đón đầu, mua lại khách sạn vỡ nợ giá bèo

31/03/2020 10:15

Kinhte&Xahoi Trong khi nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú không còn duy trì được hoạt động do ảnh hưởng của Covid-19, một bộ phận nhà đầu tư đã nhanh tay mua lại để chờ kinh doanh sau mùa dịch.

Thông tin rao bán lại khách sạn tràn ngập trên các sàn giao dịch nhà đất.

“Ví dụ như cách đây vài năm, Nha Trang thu hút lượng lớn khách du lịch, nhiều người ngoài ngành đổ tiền xây dựng hoặc mua khách sạn tại đây rồi thuê người làm. Lượng phòng vì thế mà tăng mạnh, nhưng đến nay khi thấy rủi ro nên nhiều người bán khách sạn”, người này cho biết.

Mùa dịch, các khách sạn đóng cửa

 Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí, tại Nha Trang, khách sạn có diện tích 94m2, gồm có 18 phòng nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật bán với giá 23 tỷ đồng. Khách sạn này vừa mới xây dựng xong đầu năm nay.

Một khách sạn khác nằm trên đường Nguyễn Biểu (phường Vĩnh Hải) diện tích 95m2, đăng tin rao bán giá 21 tỷ đồng. Khách sạn này có 7 tầng, với 20 phòng, cách biển chỉ 100m.

Đón sóng nhượng quyền khách sạn

Không có vài chục tỷ đồng mua lại toàn bộ khách sạn, dân kinh doanh đón sóng bằng cách tìm mua lại quyền vận hành các khách sạn ế ẩm mùa dịch. Việc này vừa giảm thiểu chi phí, lại giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư có ít vốn.

Vì theo chị Lan, chủ khách sạn Coffee House (Đà Lạt), bỏ ra một số tiền quá lớn để mua lại khách sạn thì phải vay mượn rất nhiều. Hơn nữa, dịch bệnh chưa biết lúc nào sẽ kết thúc, nếu không tính toán kĩ thì sẽ thua lỗ lớn.

Những khách sạn mini mọc lên đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

 

“Do đó, tôi chỉ mua lại quyền vận hành khách sạn, nội thất. Hàng tháng, tôi trả tiền thuê cho chủ nhà và kinh doanh như bình thường. Việc mua lại thời điểm này rẻ và nhiều sự lựa chọn hơn so với lúc kinh doanh ổn định”, chị Lan nói.

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh, khách không tới Đà Lạt du lịch, nên khách sạn chị Lan mới mua vẫn đang tạm thời chịu lỗ. Nhưng trước đây, khi hoạt động ổn định thì mỗi tháng doanh thu cũng lên tới trên 100 triệu đồng, dù chỉ có chưa đến 10 phòng nghỉ.

Vừa mua lại quyền điều hành một khách sạn, anh Trọng Quỳnh - chủ khách sạn 41 Đoàn Thị Điểm (Đà Lạt) phải bỏ ra số tiền 450 triệu đồng. Tuy nhiên theo anh, nếu không phải dịch bệnh thì khách sạn này không có giá đó, mà có thể là gần gấp đôi.

“Tôi đã đi tham khảo nhiều chỗ từ trước khi có dịch, nhưng giá và chất lượng chưa được như ý. Tuy nhiên chỉ cách đây hơn 1 tháng, có nhiều khách sạn dạng 1 sao trang trí khá đẹp rao bán. Tôi không ngần ngại mua lại, bỏ vốn chờ hết dịch kinh doanh”, anh Quỳnh nói.

Trên giấy tờ, khách sạn anh Quỳnh mua lại chỉ là dạng 1 sao. Song, trang trí trong phòng đều rất hợp với phong cách của giới trẻ. Vì chủ trước đầu tư khá nhiều vào để kinh doanh, nhưng do không “ôm” nổi mùa dịch nên đành bán lại. 

“Thời điểm này, do không có khách nên tôi không thuê nhân viên mà tự trông coi. Tôi chỉ chịu lỗ 15 triệu/tháng tiền mặt bằng và một ít tiền điện nước, vì chủ nhà đã giảm cho 10 triệu đồng để chống dịch. Chỉ cần chờ qua mùa dịch, tôi sẽ đẩy mạnh quảng cáo và hoạt động trở lại. Nhiều bạn trẻ bị cuồng chân sẽ muốn đi du lịch ngay khi mọi hoạt động bình thường trở lại”, anh Quỳnh nói.

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh, khách không tới Đà Lạt du lịch, nên khách sạn chị Lan mới mua vẫn đang tạm thời chịu lỗ. Nhưng trước đây, khi hoạt động ổn định thì mỗi tháng doanh thu cũng lên tới trên 100 triệu đồng, dù chỉ có chưa đến 10 phòng nghỉ.

Vừa mua lại quyền điều hành một khách sạn, anh Trọng Quỳnh - chủ khách sạn 41 Đoàn Thị Điểm (Đà Lạt) phải bỏ ra số tiền 450 triệu đồng. Tuy nhiên theo anh, nếu không phải dịch bệnh thì khách sạn này không có giá đó, mà có thể là gần gấp đôi.

“Tôi đã đi tham khảo nhiều chỗ từ trước khi có dịch, nhưng giá và chất lượng chưa được như ý. Tuy nhiên chỉ cách đây hơn 1 tháng, có nhiều khách sạn dạng 1 sao trang trí khá đẹp rao bán. Tôi không ngần ngại mua lại, bỏ vốn chờ hết dịch kinh doanh”, anh Quỳnh nói.

Trên giấy tờ, khách sạn anh Quỳnh mua lại chỉ là dạng 1 sao. Song, trang trí trong phòng đều rất hợp với phong cách của giới trẻ. Vì chủ trước đầu tư khá nhiều vào để kinh doanh, nhưng do không “ôm” nổi mùa dịch nên đành bán lại. 

“Thời điểm này, do không có khách nên tôi không thuê nhân viên mà tự trông coi. Tôi chỉ chịu lỗ 15 triệu/tháng tiền mặt bằng và một ít tiền điện nước, vì chủ nhà đã giảm cho 10 triệu đồng để chống dịch. Chỉ cần chờ qua mùa dịch, tôi sẽ đẩy mạnh quảng cáo và hoạt động trở lại. Nhiều bạn trẻ bị cuồng chân sẽ muốn đi du lịch ngay khi mọi hoạt động bình thường trở lại”, anh Quỳnh nói.

Du lịch hứa hẹn sẽ trở lại mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát

Với giá phòng dao động từ 400 - 600 nghìn đồng/phòng/đêm, nên 80% lượng khách đến khách sạn của anh Quỳnh trước đây đều là các bạn trẻ từ TP.HCM. Vậy nên, chỉ cần duy trì được 75% công suất như trước đây và kinh doanh thêm ăn uống, cho thuê xe máy thì trừ đi chi phí, anh Quỳnh cũng đã thu được mức lãi khá lớn.

 



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Rợn người 'chuồng cọp' kiểu mới

“Chuồng cọp”, “lồng chim”, “đeo ba lô” là từ chỉ những không gian cơi nới được gắn ngoài trời, xung quanh các căn hộ, ban công trên nhà cao tầng để che chắn hoặc làm tăng diện tích sinh hoạt.

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/covid-19-dan-kinh-doanh-don-dau-mua-lai-khach-san-vo-no-gia-beo-20200330211755865.htm