Đối tượng nào được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, Tết

11/12/2023 08:07

Kinhte&Xahoi Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, Nhà nước nghiêm cấm đốt pháo (trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép). Năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự 2015 và năm 2017 thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015, trong đó, quy định xử lý hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ pháo nổ; Đối với pháo hoa và các loại pháo khác thì không bị xử lý hình sự.

Ảnh minh họa. Internet

Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP), trong đó cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm, trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Nhằm tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn nạn mua bán pháo lậu nhằm phòng tránh tình trạng cháy nổ xảy ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao Bộ Công an đã tăng cường hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này, như ban hành Thông tư số 125/2021/TT-BCA ngày 30/12/2021 ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, danh mục chi tiết mã số hồ sơ các loại pháo, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…;

Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2023/NĐ-CP, ngày 24/7/2023 (có hiệu lực từ 15/8/2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý, sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, quy định chặt chẽ hơn về thủ tục cấp giấy phép mua, giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo quản, sử dụng và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo để góp phần ngặn chặn tình trạng pháo lậu.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo, nhất là đấu tranh ngăn chặn việc thẩm lậu pháo trái phép vào Việt Nam qua tuyến biên giới; đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng chế tạo, sản xuất pháo trái phép; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không tàng trữ, chế tạo, sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo trái phép; Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về pháo.

Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa của các doanh nghiệp sản xuất pháo hoa để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối từ khâu sản xuất đến khâu cung ứng sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân.

Hoa Tiên - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Gỡ rối” cho thị trường bất động sản

Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra; các báo cáo cho thấy những giải pháp vĩ mô phát triển thị trường bất động sản (BĐS) đúng hướng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đã chứng tỏ hiệu quả.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dien-dan-luat-su-chuyen-gia/doi-tuong-nao-duoc-su-dung-phao-hoa-trong-dip-le-tet-d201906.html