Giá vàng hôm nay 26/4: Thị trường trong nước và thế giới đảo chiều

26/04/2019 09:58

Kinhte&Xahoi Giá vàng thế giới giảm dưới áp lực bán ra của thị trường. Trong khi đó, giá vàng trong nước tăng nhẹ và chấm dứt chuỗi ngày giảm giá liên tiếp

Ảnh minh họa. (Nguồn: VietQ)

Giá vàng trong nước tăng từ 30.000 – 70.000 đồng/lượng và đang được giao dịch ở mức sau.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,35 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 36,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,31 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 36,18 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,37 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trên thị trường thế giới, tính tới đầu giờ sáng 26/4, hiện giá vàng giao ngay đang ở mức 1.272,57 USD/ounce giảm 1,53 USD.

Giá kỳ hạn tháng 6 đang ở mức 1.279,75 USD/ounce giảm 1,35 USD.

Theo Reuters, trên thị trường thế giới, diễn biến giá vàng trong ngày 25/4 là do chịu tác động mạnh từ thị trường chứng khoán giảm và dữ liệu kinh tế yếu từ nước Đức, cùng với nhiều dấu hiệu cho thấy sự không ổn định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự gia tăng của đồng USD đã kìm hãm sự phục hồi của giá vàng.

Chỉ số chứng khoán Mỹ hướng tới phiên giao dịch kỷ lục. Hiện tại, không có điểm nóng chính trị diễn ra, các nhà đầu tư quan tâm tới báo cáo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hầu hết, các kết quả kinh doanh đều khá lạc qua.

Chỉ số đồng USD hiện giao dịch quanh mức cao nhất trong 22 tháng trở lại đây sau khi số liệu vừa công bố cho thấy doanh số bán nhà ở Mỹ tăng mạnh trong tháng Ba vừa qua.

Trong khi đó, SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho hay lượng vàng do quỹ nắm giữ trong ngày 23/4 đã giảm 0,3% xuống 749,63 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 23/10/2018.

Với việc rơi xuống dưới mức 1.270 USD/ounce, các chuyên gia dự báo trước đó nhận định, giá vàng có thể sẽ tiếp tục giảm sâu nữa.

Theo Phapluatplus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện lớn về hạt cát

Câu chuyện hạt cát, sỏi xem ra “không bé” tí nào. Cát, sỏi – trước hết phải khẳng định là khoáng sản, là tài nguyên cũng được Luật Khoáng sản điều chỉnh, mặc dù được gọi là “vật liệu xây dựng thông thường”. Cát, sỏi là nhu cầu thiết yếu cho xây dựng dân dụng, xây dựng công trình giao thông...