Hà Nội: Đường phố nhộn nhịp trở lại sau hơn 20 ngày cách ly xã hội

23/04/2020 11:08

Kinhte&Xahoi Sau hơn 20 ngày cách ly để phòng chống dich COVID-19, sáng nay 23/4, đường phố Hà Nội nhộn nhịp trở lại...

Sáng ngày 23/4, sau hơn 20 ngày cách ly xã hội để phòng chống dịch covid - 19, đường phố Hà Nội lại tấp nấp trở lại, nhiều người dân dần trở lại nhịp sống thường ngày. Nhiều tuyến đường hôm nay đã xuất hiện tình trạng ùn ứ do mật độ người tham gia giao thông đổ ra đường tăng đột biến. 

Nhiều tyến đường ở Hà Nội bắt đầu đông nhộn nhịp trở lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Chủ tịch tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định việc mở cửa hàng, các hoạt động sản xuất hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ. Nới lỏng giãn cách xã hội nhưng tối nay không phải là dịp đổ ra đường ăn mừng. Thủ tướng khuyến cáo nâng cao trách nhiệm người dân trong phòng, chống dịch.

Các địa phương khác trên địa bàn thành phố sẽ dần cho hoạt động kinh tế trở lại, song các loại hình như: quán bar, karaoke,

Trong buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Hà Nội chiều 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, kể từ 0h ngày 23/4, ngoài 2 huyện Mê Linh và Thường Tín tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Các địa phương khác trên địa bàn thành phố sẽ dần cho hoạt động kinh tế trở lại, song các loại hình như: quán bar, karaoke, massage, quán Internet, điện tử… tiếp tục dừng hoạt động theo đúng Chỉ thị 15; đồng thời, tất cả các lễ hội, hoạt động thể thao, các hoạt động tôn giáo tập trung đông người cũng chưa được phép hoạt động trở lại.

Sau hơn 20 ngày "nghỉ dưỡng" để phòng chống dich COVID-19, sáng nay 23/4, ường phố Hà Nội nhộn nhịp trở lại...

Liên quan đến vấn đề giao thông vận tải, ông Chung nhấn mạnh, “Trước mắt từ nay đến 30/4, thành phố cho phép Tổng Công ty Vận tải và các đơn vị làm dịch vụ như Grab, taxi, xe khách cho vận chuyển trở lại với 20-30% công suất. Đến giữa tuần sau, sẽ tiếp tục quyết định các giải pháp khác”.

Theo Chủ tịch, các phương tiện giao thông vận chuyển trở lại không được hoạt động hết công suất. Đồng thời, phải có các biện pháp phòng, chống dịch cho hành khách theo đúng quy định.

Ngoài ra, ông Chung đề nghị, xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang ra ngoài đường. Tại các chốt ngã tư tập trung đông người, ông Chung đề nghị cảnh sát giao thông thường xuyên khuyến cáo và hướng dẫn người dân.

Sáng 23/4, Việt Nam bước sang ngày thứ 7 không ghi nhận ca nhiễm mới.

Tính đến 6h00 ngày 23/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam hiện là 268 trường hợp, trong đó:

160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%; Số ca mắc mới tính từ 18h00 ngày 22/4 đến 6h00 ngày 23/4: 0 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.081, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.600; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.112.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 08 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Rất khó xử lý vụ 8B Lê Trực

Ngày 20/4, kết luận tại buổi làm việc với UBND Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại một lần nữa yêu cầu Hà Nội xử lý dứt điểm vụ việc 8B Lê Trực theo hướng “bảo đảm quy hoạch chi tiết khu vực, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức, đúng đắn cho nhà đầu tư, cần phải làm ngay phương án cụ thể vì công trình này kéo dài gần 10 năm mà chưa xử lý xong”. Đây đã là lần thứ 7 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội phải nhanh chóng xử lý dứt điểm vụ việc, tuy nhiên, nếu không trung thực về tư duy và cách làm, Hà Nội rất khó có thể xử lý xong vụ việc 8B Lê Trực.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ha-noi-duong-pho-nhon-nhip-tro-lai-sau-hon-20-ngay-cach-ly-xa-hoi-d122770.html