Hàng loạt doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật

23/02/2023 15:29

Kinhte&Xahoi Cục An toàn thực phẩm quyết liệt vào cuộc phát hiện, xử lý tình trạng “lộng hành” trong quảng cáo, vi phạm chất lượng và ghi nhãn thực phẩm chức năng.

Cục an toàn thực phẩm (ATTP) vừa thông tin, đơn vị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tính từ ngày 20/9/2022 đến 16/1/2023 đối với nhiều cá nhân, công ty do vi phạm trong quảng cáo; chưa Công bố sản phẩm; chất lượng và ghi nhãn và điều kiện ATTP với tổng số tiền 130 triệu đồng .

Cụ thể, Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Winpharma, cụm Công nghiệp Kim Bình, xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam bị phạt 30 triệu đồng và phải tiêu hủy sản phẩm hương liệu thực phẩm Hương trái cây tổng hợp số lô E-1801041 hạn dùng 03/8/2022 do vi phạm chất lượng và ghi nhãn. Sản phẩm do Công ty PT MANE (Indonesia) nhà sản xuất và nhập khẩu bởi Công ty TNHH Thực phẩm Hà Thành.

Xử phạt bà Phạm Thị Hương (Thôn Nhì, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội) 25 triệu đồng và cải chính thông tin; tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Giáp Vương trên website  https://www.mugigo.com/ do đã có hành vi vi phạm trong quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Giáp Vương (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 3014/2020/ĐKSP ngày 09/4/2020).

Được biết, thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Giáp Vương do đơn vị phân phối và chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng thời đăng ký nội dung quảng cáo là Công ty TNHH MTV Mộc Khang Pharma, đơn vị sản xuất là Công ty CP Y dược Trương Trọng Cảnh.

Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Giáp Vương sai phạm chủ cơ sở bị phạt 25 triệu đồng. 

Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Gana (Công ty Cana) có địa chỉ trụ sở chính: Căn shophouse B16-06 dự án Vinhomes Gardenia, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Sản phẩm vi phạm là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen do Công ty TNHH MEDISTAR Việt Nam – Nhà máy số 1, địa chỉ: Lô 38-2, khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội sản xuất.

Do đã có hành vi vi phạm quảng cáo đối với sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm 9881/2020/ĐKSP ngày 08/10/2020) vì vậy Cục An toàn Thực phẩm đã xử phạt với Công ty Gana số tiền 25 triệu đồng, đồng thời buộc Công ty Gana cải chính thông tin; tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen trên website: https://ganabeauty.vn.

Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Gana bị phạt khi quảng cáo sai về sản phẩm Bena Collagen.

Tương tự về hành vi vi phạm trong quảng cáo, Công ty cổ phần dược phẩm TT&T (số 148 ngách 95/8 Phố Chùa Bộc, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) bị phạt 25 triệu đồng và buộc Công ty cổ phần dược phẩm TT&T cải chính thông tin; tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Estrolady trên website https://tt-tpharma.vn 

Do đã có hành vi vi phạm trong quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Estrolady (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 4976/2020/ĐKSP ngày 04/6/2020) do Công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex chịu trách nhiệm sản xuất, công bố và Công ty cổ phần dược phẩm TT&T đăng ký nội dung quảng cáo.

Quảng cáo sản phẩm Estrolady sai sự thật Công ty cổ phần dược phẩm TT&T bị Cục An toàn thực phẩm  xử phạt. 

Trong khi đó, Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam (số 13 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) bị cơ quan chức năng xử phạt 25 triệu đồng đồng thời, buộc công ty này cải chính thông tin; tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe EVENING PRIMROSE OIL 1300 MG trên website https://vitaminshoppevietnam.com.vn

Do đã có hành vi quảng cáo sai sự thật về Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ EVENING PRIMROSE OIL 1300 MG (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 7038/2020/ĐKSP ngày 31/7/2020). Sản phẩm trên do Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam là đơn vị sản xuất và chịu trách nhiệm Công bố sản phẩm.

Quy định tại Khoản 2, Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ:

“Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vi, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

 Xuân Thành - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội đang triển khai 219 dự án nhà ở, khu đô thị

Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 219 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đang triển khai theo Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 140 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, tương ứng gần 41,5 triệu mét vuông sàn nhà ở, 221.507 căn hộ; 48 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tương ứng gần 2,9 triệu mét vuông sàn nhà ở, 3.900 căn hộ; 21 dự án nhà ở tái định cư với khoảng 817.700 mét vuông sàn nhà ở, 10.232 căn hộ và 10 dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/hang-loat-doanh-nghiep-quang-cao-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-sai-su-that-d190514.html