Lừa đảo bán thực phẩm chức năng trên mạng, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng

05/11/2023 10:00

Kinhte&Xahoi Các đối tượng giả mạo thương hiệu “Trị nám Bà Nhàn” để bán sản phẩm, lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng của hàng nghìn người trên cả nước.

Ngày 04/11, thông tin từ Công an Hà Tĩnh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức bán thực phẩm chức năng trên mạng internet vào năm 2023.

Quá trình điều tra vụ án, có căn cứ xác định thủ đoạn hoạt động phạm tội của các bị can như sau: Trong quá trình bán hàng thực phẩm chức năng nhãn hiệu “Sắc ngọc đan”, “Bà Nhàn Trị Nám Tàn Nhang”, “Trị Nám bà Nhàn”, “Lương y Giang Thị Nhàn”..., Công ty Khang Thịnh (thuộc Tập đoàn Vida Group) đã thực hiện hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tiền” của khách hàng bằng kịch bản: Sau khi khách mua và sử dụng các sản phẩm nêu trên, nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng tư vấn rằng nếu sản phẩm sử dụng không hiệu quả thì khách có thể làm hồ sơ “bảo hành” để nhận bồi hoàn số tiền đã mua sản phẩm, và để được “bảo hành” thì khách hàng sẽ phải đóng một số khoản phí gồm phí bảo quản dược liệu, phí hồ sơ, phí dấu giáp lai, phí đặt cọc, phí hoàn tất hồ sơ...

Giả mạo thương hiệu "Trị nám Bà Nhàn".

Các đối tượng giả mạo thương hiệu “Trị nám Bà Nhàn” để bán sản phẩm, lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng của hàng nghìn người trên cả nước, trong đó có người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Để tạo tin tưởng, nhiều nhân viên cùng liên lạc tư vấn “bảo hành” cho một khách hàng, vào nhiều vai khác nhau như trưởng bộ phận bảo hành, giám đốc, trưởng khoa... Khi khách hàng đồng ý làm hồ sơ “bảo hành” thì nhân viên yêu cầu khách chuyển tiền vào các số tài khoản ngân hàng không chính chủ. Sau khi khách đã chuyển tiền, nhân viên tư vấn tiếp tục đưa ra nhiều lý do khác nhau để khách tin rằng mình đã được làm hồ sơ “bảo hành” và yêu cầu khách chuyển thêm tiền.

Trên thực tế, không có việc làm hồ sơ “bảo hành” hay hoàn lại tiền mua sản phẩm “bảo hành” cho khách hàng, số tiền mà khách đã chuyển sẽ được các nhân viên hợp thức hoá bằng các đơn hàng. Qua đó, chiếm đoạt số tiền mà các khách hàng đã đóng để được làm hồ sơ “bảo hành”.

Với phương thức, thủ đoạn như trên, các bị can đã “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của nhiều bị hại trên toàn quốc, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận tiền.

Do quá trình thực hiện hành vi phạm tội nói trên diễn ra trong thời gian dài, quá trình điều tra các bị can không nhớ hết những người mình đã lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Để giải quyết vụ án khách quan, triệt để và đúng theo quy định của pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đề nghị những ai đã từng bị nhân viên Công ty Khang Thịnh “lừa đảo chiếm đoạt tiền” chuyển vào các tài khoản ngân hàng với thủ đoạn nêu trên thì liên hệ với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh (Phòng Cảnh sát Hình sự)để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quá thời hạn nêu trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo luật định.

 Nguyễn Nam - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần làm rõ phản ánh của cư dân về những dấu hiệu bất thường của Ban Quản trị chung cư An Bình City

Thời gian qua, Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống) đã nhận phản ánh từ nhiều cư dân về việc Ban Quản trị Tòa nhà chung cư An Bình City (viết tắt: Chung cư An Bình) ở số 234 đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có một số biểu hiện chưa đúng quy định pháp luật về công tác quản lý và sử dụng, chi quỹ bảo trì gần 200 tỷ đồng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/lua-dao-ban-thuc-pham-chuc-nang-tren-mang-chiem-doat-hon-100-ty-dong-d200518.html