Nạn nhân thứ hai tử vong trong vụ thảm án kinh hoàng tại Thái Nguyên

17/09/2019 10:42

Kinhte&Xahoi Nạn nhân thứ hai trong vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại Thái Nguyên đã tử vong do vết thương quá nặng.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thái Nguyên, sau 2 ngày nằm viện cấp cứu, nạn nhân thứ 2 là ông Nguyễn Văn Thành (65 tuổi, em rể bị can) đã tử vong.

Một ngày trước, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Bùi Xuân Hồng (63 tuổi, ở TP Thái Nguyên) về hành vi Giết người.

Hiện lực lượng chức năng cũng đang tiến hành trưng cầu giám định khẩu súng có liên quan đến nghi phạm.

Một trong những nạn nhân của vụ án đang được điều trị tại bệnh viện.

Theo kết quả điều tra ban đầu xác định, từ năm 2016, Hồng cho em gái là bà Hà (60 tuổi, ở cùng TP) vay 600 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh Nguyễn Thành Vương (38 tuổi, con rể bà Hà) vay của Hồng 3 tỷ đồng.

Sau nhiều lần đòi nợ nhưng không thành, chiều 14/9, Hồng chuẩn bị súng quân dụng, 2 con dao và chai xăng tiếp tục đến nhà em gái, cách nơi Hồng ở khoảng 5 km, để đòi tiền.
 
Tối hôm đó, Hồng đi xe đạp mang theo số tang vật trên đến nhà bà Hà. Khi đến nơi, Hồng yêu cầu anh Vương trả tiền. Không thấy cháu rể nói gì, Hồng rút dao đâm nhiều nhát làm nạn nhân bị thương.

Thấy vậy, bà Hà cùng chồng và một số người trong nhà lao đến can ngăn. Trong cơn cuồng sát, Hồng đâm loạn xạ khiến bà Hà và ông Thành trọng thương. Lúc đó, con rể thứ 2 cùng một người cháu gái của bà Hà may mắn chạy được ra ngoài nên thoát chết.

Đối tượng Bùi Xuân Hồng tại cơ quan Công an.

Nghe tiếng kêu cứu, người dân khu vực cùng công an sở tại đến khống chế, đưa Bùi Xuân Hồng về trụ sở. 3 nạn nhân được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tuy nhiên, bà Hà không qua khỏi do bị đâm thấu tim.

Ông Thành tử vong sau 2 ngày điều trị, còn anh Vương đã qua cơn nguy kịch. Hiện vụ việc dang được điều tra làm rõ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Di dời nhà máy ô nhiễm ra khỏi nội đô - Bài 1: Bao giờ thực hiện?

Di dời các nhà máy, các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm Hà Nội đã được bàn tới từ rất lâu, tuy nhiên nó vẫn dừng ở mặt chủ trương. Chỉ tới khi hàng chục kg thủy ngân phát tán ra môi trường từ vụ cháy kho Nhà máy Rạng Đông người ta mới nhớ tới các quyết định di dời có từ 16 năm trước. Vậy đến bao giờ các cơ sở gây ô nhiễm này mới được di dời ra khỏi nội thành Hà Nội?

Nguồn: Pháp luật Plus